Tranh cãi quá trình huấn luyện con tinh tinh đầu tiên đi vào vũ trụ

GD&TĐ - Năm 1961, Ham đã làm nên lịch sử khi trở thành con tinh tinh đầu tiên sống sót trên chuyến bay vào vũ trụ.

Mặc dù, nó trở về Trái đất như một ngôi sao của ngành hàng không vũ trụ, nhưng quá trình huấn luyện Ham vẫn gây nhiều tranh cãi.

Từ rừng thẳm đến NASA

Tinh tinh Ham được huấn luyện tại NASA.

Tinh tinh Ham được huấn luyện tại NASA. 

Cuộc chạy đua vào vũ trụ giữa Mỹ và Liên Xô đã nóng lên từ cuối những năm 1950. Liên Xô đã đưa chó vào quỹ đạo, cho thấy, động vật có vú tồn tại được trong không gian. Nhưng NASA muốn chứng minh con người có thể thực hiện các nhiệm vụ trong điều kiện không trọng lực, và dự án Astrochimp, đưa loài tinh tinh lên không gian ra đời.

Mặc dù, chuyến bay vào không gian của tinh tinh Ham chỉ kéo dài 16 phút rưỡi, nhưng dữ liệu mà các kỹ sư của NASA đã thu thập được xem là vô giá đối với tương lai của các chuyến bay vào vũ trụ. Và nó đã biến tinh tinh Ham trở thành một trong những dã nhân nổi tiếng nhất trên hành tinh chúng ta.

Tinh tinh Ham sinh tháng 7/1957 tại Cameroon. Khi mới lên hai tuổi, nó bị những người đánh bẫy động vật bắt trong tự nhiên và bán cho trang trại Rare Bird ở Miami, Florida.

Sau đó, Không quân Mỹ đã mua Ham và 39 con tinh tinh khác để chuẩn bị cho sứ mệnh lên không gian tại Căn cứ Không quân Holloman ở Alamogordo, New Mexico. Tại đây, các nhà khoa học của NASA tiến hành một loạt các bài kiểm tra trên những con tinh tinh này và cuối cùng họ chọn Ham vì trực giác nhạy bén của nó.

Về mặt công khai, NASA chỉ đơn giản gọi Ham là “số 65”, vì sợ truyền thông sẽ gán cho nó một cái tên bông đùa, nếu sứ mệnh Mercury không diễn ra như kế hoạch. Còn Ham, theo tên của Trung tâm Y tế hàng không vũ trụ Holloman, chỉ được đặt khi nó trở về Trái đất một cách an toàn.

Edward Dittmer, người huấn luyện của Ham, nói: “Nó thật tuyệt vời. Ham đã hoàn thành rất tốt những bài học và là một con tinh tinh rất dễ dạy. Nó giống như một đứa trẻ vậy”.

Sử dụng một quy trình gây tranh cãi được gọi là điều kiện tránh né (avoidance          conditioning), NASA đã huấn luyện Ham thực hiện các nhiệm vụ đơn giản trong môi trường áp lực để xem liệu có an toàn khi một phi hành gia điều khiển tàu vũ trụ hay không.

Nó sẽ bị điện giật vào lòng bàn chân nếu không kéo được cần gạt trong vòng năm giây, sau khi nhìn thấy ánh sáng xanh nhấp nháy. Một bài kiểm tra khác yêu cầu nó chọn hình dạng nào trong một loạt ba hình không khớp với những hình khác.

Khi đã vào quỹ đạo, nó cũng sẽ phải làm như vậy. Những bài huấn luyện như vậy bị phê phán là hành hạ loài vật.

Ngày 31/1/1961, tinh tinh Ham được gắn cảm biến theo dõi các chỉ số của mình và được buộc vào một chiếc ghế gọi là “biopack” để nó thực hiện các nhiệm vụ được giám sát bởi các máy tính trên mặt đất.

16 phút trong vũ trụ

Ham được lên bìa báo LIFE sau khi thành công từ không gian trở về.

Ham được lên bìa báo LIFE sau khi thành công từ không gian trở về.

Khi tàu Mercury – Redstone 2 được phóng lên vào hạ quỹ đạo với vận tốc 5.857 dặm/h và đạt độ cao cách mặt đất 157 dặm. Vận tốc này nhanh hơn 1.400 dặm/h và ở độ cao hơn 42 dặm so với kế hoạch của NASA do mất áp suất không khí trong khoang tàu, gây ra bởi một vết nứt.

May mắn là, bộ đồ phi hành của Ham đã bảo vệ nó, và các nhà khoa học xác nhận loài động vật có vú có thể hoạt động trong không gian. Thành tích của Ham chỉ chậm hơn một phần giây so với khi ở trên Trái đất.

Trong 16 phút và 39 giây, chuyến bay kết thúc. Ham đã trải qua sáu phút rưỡi trong tình trạng không trọng lượng hoàn toàn. Tuy nhiên, vết nứt đã gây ra nhiều vấn đề hơn và Ham đã đáp xuống cách nơi dự kiến 132 dặm ở Đại Tây Dương.

Tàu USS Donner chờ sẵn để đón Ham, phải mất nhiều giờ chuyển hướng đến điểm hạ cánh mới nơi tàu đáp xuống. Trong khi đó, nước tràn vào qua vết nứt ở mức nguy hiểm trước khi con tàu đến giải cứu, đưa nó đến nơi an toàn.

Mặc dù, Ham có vẻ tươi tắn, dường như mỉm cười trong những bức ảnh chụp lại cuộc giải cứu của mình, nhưng chuyên gia linh trưởng học Jane Goodall cho rằng, đó là dấu hiệu của sự sợ hãi.

Cô nói với The Guardian: “Tôi chưa bao giờ thấy nỗi kinh hoàng như vậy trên khuôn mặt của một con tinh tinh. Ham thậm chí còn quyết liệt cự tuyệt ngồi lại ghế để chụp ảnh sau khi kết thúc sứ mệnh”.

Sau khi đáp xuống mặt đất, Ham đã trở thành con vật nổi tiếng trên truyền thông. Nó xuất hiện trên trang bìa của tạp chí LIFE và thậm chí trong một bộ phim.

Năm 1963, Ham được chuyển đến Vườn thú Quốc gia ở Washington, D.C và sống 17 năm trong cô độc. Sau đó, nó ở tại Sở thú Bắc Carolina 3 năm cùng với những con tinh tinh khác, trước khi chết vào ngày 19/1/1983 ở tuổi 25, khá trẻ so với vòng đời một con tinh tinh.

Viện Smithsonian dự định trưng bày thi thể Ham nhưng trước sự phẫn nộ của công chúng buộc họ phải xem xét lại. Dư luận cho rằng, điều này sẽ tạo ra tiền lệ đáng sợ khiến các “chiến binh không gian” phải lo lắng về việc họ sẽ được đối xử ra sao khi qua đời.

Sau khi khám nghiệm tử thi, bộ xương của Ham được lấy ra và hiện nay được lưu giữ trong Bảo tàng Y học và Sức khỏe quốc gia ở Maryland. Phần hài cốt còn lại của nó được chôn cất tại Đại sảnh danh vọng không gian quốc tế ở Alamogordo, New Mexico, nơi mọi chuyện bắt đầu với nó.

Chuyến bay thử nghiệm của Ham đã cung cấp cho NASA những dữ liệu cần thiết để đưa Alan Shepherd Jr trở thành người Mỹ đầu tiên vào vũ trụ ngày 5/5/1961.

“Alan Shepard là một anh hùng, không nghi ngờ gì về điều đó. Nhưng bất cứ khi nào có người gọi Shepard là người Mỹ đầu tiên trong không gian, tôi luôn nhắc họ về một con tinh tinh đã đi trước ông ấy” - Ralph Morse, người chụp ảnh Ham cho tờ LIFE nói.

Theo Allthatsinteresting

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.