Giải pháp IoT và điện năng mặt trời

GD&TĐ - Ngày 26/1, tại Nhà văn hóa Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật TPHCM, Hội Tin học TPHCM ( HCA) và Hội Truyền thông điện tử TPHCM đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Công nghệ điện mặt trời hòa lưới”.

Rất đông khách mời tham gia thăm quan gian trưng bày công nghệ điện mặt trời hòa lưới
Rất đông khách mời tham gia thăm quan gian trưng bày công nghệ điện mặt trời hòa lưới

Tại hội thảo "Công nghệ điện mặt trời hòa lưới" các đại biểu đã được nghe báo cáo viên giới thiệu những giải pháp và sản phẩm mới nhất kết nối Internet of things (IoT) có thể đưa vào sử dụng trong sinh hoạt, đồng thời tiết kiệm chi phí điện.

Công nghệ điện mặt trời hòa lưới mở ra khả năng ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Nhà dân , cơ quan, nhà máy, xí nghiệp…, ở đâu có khoảng trống hứng được ánh nắng là có thể lắp và sử dụng nguồn điện mặt trời.

Điện là nguồn năng lượng xanh cần được ưu tiên sử dụng. Quyết định 11/2017/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã tạo bước đột phá nhằm khuyến khích mọi đối tượng tham gia đầu tư điện mặt trời. Việt Nam, đặt biệt từ miền Trung trở vào Nam có cường độ bức xạ mặt trời ở mức cao. Phát triển điện mặt trời là lựa chọn đúng đắn.

Thành phần cơ bản của hệ thống điện mặt trời là các tấm pin mặt trời và bộ nghịch lưu thông minh ( inverter). Quang năng chiếu vào tấm pin mặt trời tạo ra dòng điện 1 chiều (DC), đưa qua bộ nghịch lưu tạo thành điện xoay chiều rồi đấu song song với lưới điện ( hòa lưới)

Theo diễn giả Nguyễn Thượng Quân, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Công nghệ Tích hợp Sao Nam, cho biết công nghệ ưu việt hiện nay là điện mặt trời hòa lưới trực tiếp, tức không cần bình ắc quy trữ điện, vốn là một trở ngại lớn trước đây vì chi phí đầu tư và vận hành rất cao.

Cũng theo ông Quân cho biết thêm hiện Sao Nam đã bỏ qua công nghệ Inverter Tập trung (String inverter) vốn đã lạc hậu trong ứng dụng dân dụng hoặc doanh nghiệp ( chi phí vận hành cao, nguy cơ cháy nổ cao) mà tập trung đi đầu phát triển 2 công nghệ bộ nghịch lưu hòa lưới ( inverter) tiên tiến hơn là : Inverter Phân tán (Micro inverter) và Inverter Tập trung kèm mạch điều khiển tấm pin mặt trời.

Ưu điểm của Inverter Phân tán (Micro inverter): Công nghệ Micro Inverter mang lại sự an toàn vì không tồn tại điện cao áp trên dàn pin. Điện ra mỗi tấm pin chỉ tầm 40V và được đưa ngay vào inverter để ra điện xoay chiều. Khi mất điện lưới thì điện ra của inverter cũng tự mất theo. Cấu trúc này rất phù hợp cho dân dụng, không cần bảo trì. Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn nhưng chi phí vận hành gần như bằng không.

Ưu điểm của Inverter Tập trung kèm mạch điều khiển tấm pin: Chính nhờ bộ điều khiển gắn theo từng tấm pin (còn gọi là bộ tối ưu công suất) mà hệ thống này trở nên an toàn: Khi mất điện lưới hoặc tắt inverter hoặc vòng mạch bị hở, lập tức mạch điều khiển sẽ đưa điện ra tại mỗi tấm pin là 1V. Tuyệt đối an toàn. Công nghệ này phù hợp cho dân dụng với công suất vừa phải hoặc công nghiệp vì giá đầu tư rất cạnh tranh với công nghệ truyền thống. Chi phí vận hành lại rất thấp.

Mạch tác động tấm pin IoT nâng cao hơn hiệu suất: Ngoài ưu điểm về an toàn điện và cháy nổ, hai công nghệ này còn có các tính năng vượt trội khác mà công nghệ truyền thống không thể có được: Nhờ có mạch này mà thuật toán MPPT (Maximum Power Point Tracking) tối ưu đến từng tấm pin, nên hiệu suất hệ thống được cải thiện từ 2% lên đến 25% và đặc biệt mạch này cũng đóng vai trò IoT để người dùng có thể giám sát qua App (ứng dụng di động) hoặc Web trạng thái hoạt động của từng tấm pin.

Ngày nay là thời đại của Internet vạn vật (IoT), việc từng tấm pin được kết nối với internet cho công tác quản lý là điều cần phải có. Các nhà công nghệ đã ví von rằng: Hệ thống điện mặt trời mà không giám sát được theo từng tấm pin, giống như lái xe mà không có bảng điều khiển - ông Quân cho biết thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thủ môn Quan Văn Chuẩn thận trọng trước trận gặp U23 Iraq.

U23 Việt Nam 'đọc vị' U23 Iraq

GD&TĐ - Trước trận so tài với U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á, thủ môn đội trưởng U23 Việt Nam Quan Văn Chuẩn tỏ ra khá thận trọng.