Chương trình quốc gia bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam

GD&TĐ - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp xây dựng dự thảo “Chương trình quốc gia về bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

“Chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
“Chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Chương trình này nhằm bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm và bảo tồn đa dạng sinh học của Chính phủ. Cụ thể hóa các hành động bảo tồn các loài rùa, đặc biệt đối với các loài rùa nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Đồng thời, còn góp phần nâng cao nhận thức cho các cơ quan, tố chức, cá nhân và cộng đồng về sự cần thiết phải bảo tồn các loài rùa của Việt Nam.

Vì vậy, chương trình sẽ hướng tới hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được hoàn thiện tạo cơ sở pháp lý cho công tác bảo tồn các loài rùa nguy cấp.

Tăng cường các hoạt động điều tra, đánh giá, nghiên cứu về các loài rùa nguy cấp, đặc biệt đối với các loài rùa nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Xây dựng mô hình, thiết lập, quản lý hiệu quả các khu vực bảo vệ; công tác cứu hộ.Nhân nuôi bảo tồn các loài rùa nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được thực hiện hiệu quả.

Tăng cường hiệu quả công tác quản lý và thực thi pháp luật về bảo tồn các loài rùa nguy cấp. Nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn các loài rùa nguy cấp.

Theo GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh, anh hùng đa dạng sinh học khu vực ASEAN: Việt Nam là quốc gia có đa dạng sinh học. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, đa dạng sinh học bị suy giảm nhanh ở cả ba cấp độ hệ sinh thái, loài và nguồn gen.

Nhận thức được tầm quan trọng của đa dạng sinh học, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các cam kết quốc tế, chú trọng đến công tác bảo tồn các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.

Messi sắp chơi bóng ở Ngoại hạng Anh?

Messi sắp chơi bóng ở Ngoại hạng Anh?

GD&TĐ - Lionel Messi có thể lần đầu chơi bóng tại Ngoại hạng Anh trong nỗ lực cùng tuyển Argentina chuẩn bị cho hành trình bảo vệ ngôi vô địch World Cup.