Chương trình Mặt trăng mới có thể gặp thảm họa?

GD&TĐ - Ông Wayne Hale, cựu chuyên viên cao cấp của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho rằng, trong Chương trình Artemis (Chương trình đổ bộ lên Mặt trăng vào năm 2024) có thể xảy ra thảm họa và các phi hành gia có thể tử vong.

Chương trình Mặt trăng mới có thể gặp thảm họa?

Ngày 26/3/2019, Nhà Trắng xác định mục tiêu mới cho NASA: Đưa con người quay trở lại Mặt trăng vào năm 2024. Ngay lập tức quyết định này làm dấy lên cuộc tranh luận về ngân sách bổ sung cho NASA để thực hiện mục tiêu đầy tham vọng này.

Nhiều chuyên gia cho rằng, ngân sách bổ sung đó có giá trị hàng tỷ USD. Điều đáng chú ý là ngày 14/5/2019 xuất hiện thông tin cho rằng NASA đề xuất khoản kinh phí “khiêm tốn” là 1,6 tỷ USD cho năm tài chính 2020 (những năm sau đó thì không có dữ liệu). Vào tháng 5, NASA cũng thông báo về việc đặt tên cho chương trình là Artemis.

Cũng trong tháng 5, NASA đã giới thiệu kế hoạch sơ bộ của Chương trình Artemis đến năm 2024 và 2028. Tổng cộng dự kiến đến năm 2028 có 37 chuyến bay tên lửa thương mại và SLS.

Cuộc đổ bộ của con người diễn ra vào năm 2024 nhờ sự hợp tác của NASA và các đối tác thương mại. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu các sứ mệnh Artemis có an toàn?

Một trong những cựu chuyên viên cao cấp của NASA – ông Wayne Hale, cho rằng mức an toàn tuyệt đối trong sứ mệnh Mặt trăng 2024 sẽ không khác biệt nhiều so với sứ mệnh đổ bộ Mặt trăng năm 1969. Điều đó có nghĩa là trong Chương trình Artemis có thể xảy ra chuyện phi hành gia tử vong.

Điều cần chú ý ở đây là trong quá trình diễn ra Chương trình Apollo, ngoài thảm họa Apollo 1, còn xảy ra một vài sự cố đe dọa sự sống của các phi hành gia.

Trường hợp được biết đến nhiều nhất là sứ mệnh Apollo 13 thất bại, trong đó các phi hành gia may mắn thoát hiểm. Các ví dụ khác như khởi hành trục trặc của Apollo 12, những tình huống nguy hiểm trong sứ mệnh Apollo 10 hay công việc của các phi hành gia trên bề mặt Mặt trăng.

Những tình huống tương tự chắc chắn sẽ xuất hiện trong khuôn khổ Chương trình Artemis. Vì vậy có khả năng là trong một sứ mệnh nào đó xuất hiện tình huống nguy hiểm, trong đó sự sống của các phi hành gia sẽ bị đe dọa.

Câu hỏi đặt ra là: Chúng ta chấp nhận nguy cơ tiềm tàng này ở mức độ nào? Liệu Chương trình Artemis có bị đình hoãn nếu xảy ra một trong những sự cố như trên? NASA sẽ hành xử như thế nào trong trường hợp xảy ra thảm họa? Ông Wayne Hale hi vọng, Chương trình Artemis không thất bại trong trường hợp xuất hiện tình huống nguy hiểm.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.