Nga lên kế hoạch đưa người trở lại Mặt trăng

Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos đang lên kế hoạch xây dựng căn cứ công nghệ cao trên mặt trăng bắt đầu vào năm 2024 tới đây.

Nga lên kế hoạch đưa người trở lại Mặt trăng

Nga, Mặt trăng, chinh phục, đưa người, chinh phục, sao Hỏa, Roscosmos

Theo đó, căn cứ này sẽ được xây dựng môi trường sống phù hợp cho con người, phòng thí nghiệm khoa học và công nghệ, sân bay phục vụ phóng và hạ cánh cho tàu vũ trụ và thậm chí là một đài thiên văn.

Roscosmos đã có một quá khứ khá phức tạp trong việc chinh phục vệ tinh của Trái đất. Trong cuộc chay đua với tàu Apollo của Mỹ, các tàu tự hành của Liên Xô cũ đã hạ cánh trên bề mặt Mặt trăng. Tuy nhiên, hàng loạt các trục trặc của tên lửa phóng sau đó đã khiến các nhiệm vụ đưa con người lên Mặt trăng của Liên Xô không thực hiện được.

Cuối cùng, Roscosmos đã quyết định chương trình Mặt trăng tiêu tốn nhiều tiền nhưng lại mang quá nhiều rủi ro và đã quyết định chấm dứt chương trình này.

Nga, Mặt trăng, chinh phục, đưa người, chinh phục, sao Hỏa, Roscosmos
Mô hình tàu tự hành Luna 25 của Nga.

Tuy vậy, hiện tại, Roscosmos đang khôi phục lại chương trình này và dự kiến sẽ phóng các tàu tự hành có tên là Luna 25 lên Mặt trăng để thăm dò cho việc xây dựng căn cứ trên Mặt trăng trong tương lại. Roscosmos tiết lộ rằng, Luna 25 sẽ được phóng lên Mặt trăng vào năm 2024 tới đây.

Các kỹ sư của Nga đã hoàn thành việc chế tạo Luna 25. Dự kiến, tàu tự hành của Nga sẽ mang theo 8 camera để định hướng di chuyển, chụp ảnh và theo dõi các mũi khoan mà Luna 25 thực hiện trên bề mặt Mặt trăng.

Theo thông tin từ Roscosmos, Luna 25 sẽ chạy bằng điện năng được cung cấp từ một viên pin nhiên liệu hạt nhân sử dụng chất phóng xạ plutonium-238. Khi plutonium-238 phân rã nó sẽ tạo ra nhiệt lượng và viên pin này sẽ chuyển nhiệt lượng thành điện năng.

Nga, Mặt trăng, chinh phục, đưa người, chinh phục, sao Hỏa, Roscosmos
Chất Plutonium-238 cung cấp năng lượng cho Luna 25.

Plutonium-238 không thể dùng để sản xuất vũ khí hạt nhân và cũng không nguy hiểm như những chất phóng xạ khác. Rất nhiều các tàu vũ trụ khác cũng sử dụng nhiên liệu loại này. Tuy nhiên, thế giới đang sắp cạn kiệt chất phóng xạ Plutonium-238. Các cơ quan vũ trụ sẽ phải tìm một nguồn nhiên liệu mới để thay thế. Trừ khi Nga có một phương cách bí mật nào đó để tạo ra chất phóng xạ này.

Roscosmos không phải là cơ quan vũ trụ duy nhất nghĩ tới việc quay trở lại Mặt trăng. Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cũng đang lên kế hoạch đưa người lên Mặt trăng.

Trong khi đó, Mỹ, quốc gia đã từng đưa người lên Mặt trăng cách đây hơn 40 năm lại đang tìm kiếm một mục tiêu xa hơn là sao Hỏa. Tuy vậy, một số chuyên gia cho rằng, Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA) đang âm thầm lên kế hoạch lên Mặt trăng lần thứ 2, có thể là trạm dừng chân cho công cuộc chinh phục sao Hỏa.

Theo vietnamnet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Arsenal tổn thất lớn

Arsenal tổn thất lớn

GD&TĐ - Bukayo Saka sẽ phải ngồi ngoài "nhiều tuần" vì chấn thương nghiêm trọng trong trận Arsenal thắng Crystal Palace 5-1 ở vòng 17 Ngoại hạng Anh.