Trung Quốc và châu Âu hợp tác xây ngôi làng trên Mặt Trăng

Cơ quan Vũ trụ Châu Âu và Trung Quốc tiến hành thảo luận cách thức hợp tác để xây căn cứ có người ở trên Mặt Trăng.

 Trung Quốc và châu Âu hợp tác xây ngôi làng trên Mặt Trăng

Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) và Cục Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA) tổ chức cuộc đàm phán liên quan đến việc hợp tác xây dựng một căn cứ có người ở trên Mặt Trăng hôm 26/4, theo Independent.

"Người Trung Quốc có sẵn một chương trình Mặt Trăng đầy tham vọng. Chúng tôi nhận ra rằng để khám phá vũ trụ, phục vụ cho các mục đích hòa bình thì chúng tôi cần hợp tác quốc tế", Pal Hvistendahl, phát ngôn viên của ESA, cho biết.

Johann-Dietrich Wörner - Tổng thư ký của ESA - mô tả đề xuất về "ngôi làng Mặt Trăng" như một bệ phóng quốc tế cho các cuộc thám hiểm sao Hỏa trong tương lai. Đồng thời nó cũng là một cơ hội để phát triển du lịch không gian hoặc khai thác mỏ trên Mặt Trăng.

Trung Quốc tương đối chậm chân trong lĩnh vực du hành vũ trụ, nhưng quốc gia này đang gia tăng các chương trình kể từ chuyến bay có người lái vào không gian năm 2003, hơn 42 năm sau khi một phi hành gia Liên Xô trở thành người đầu tiên bay vào quỹ đạo Trái Đất.

Tuần trước, CNSA phóng thành công một tàu vũ trụ không người lái để kết nối với trạm không gian của Trung Quốc. CNSA có kế hoạch thu thập các mẫu vật trên Mặt Trăng vào cuối năm nay, và năm tới sẽ mang về các mẫu khoáng sản ở phía bên kia của Mặt Trăng.

ESA hy vọng sẽ tham gia phân tích các mẫu vật do tàu vũ trụ Hằng Nga 5 mang về trong năm nay cũng như đưa phi hành gia châu Âu lên trạm không gian Trung Quốc trong tương lai, theo Hvistendahl.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.