Khó đoán định

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Cuộc phản công của Ukraine đang tiếp tục bị chậm lại do không nhận được các loại vũ khí tầm xa như tên lửa hạng nặng hay máy bay chiến đấu F-16.

Minh họa/INT
Minh họa/INT

Cuộc phản công của Ukraine đang tiếp tục bị chậm lại do không nhận được các loại vũ khí tầm xa như tên lửa hạng nặng hay máy bay chiến đấu F-16, trong khi các đồng minh phương Tây của nước này ngày càng tỏ ra sốt ruột.

Kỳ vọng không quân Ukraine có thể sở hữu chiến đấu cơ F-16 hiện đại của Mỹ trong năm 2023 đã tan biến khi phát ngôn viên lực lượng không quân Ukraine là Yuriy Ignat ngày 17/8 khẳng định, trong mùa Thu và mùa Đông năm nay họ chưa thể có loại vũ khí này. Điều này đặt ra thêm khó khăn cho Ukraine trong cuộc đối đấu với tên lửa và máy bay của phía Nga trên chiến trường.

Trước đó, trong số các loại vũ khí muốn được viện trợ, Ukraine đặc biệt quan tâm đến máy bay chiến đấu F-16. Giới chức Kiev lập luận rằng khí tài này sẽ có tác động lớn đối với cuộc xung đột và tạo bước chuyển biến rõ nét cho cuộc phản công đang bị chậm lại hiện nay của Ukraine. Thậm chí ông Yuriy Ignat từng tuyên bố nước này sẽ giành chiến thắng nếu được bổ sung sớm những chiếc F-16 trong lực lượng của mình.

Hy vọng của Ukraine được củng cố hồi tháng 5 vừa qua, khi tại Hội nghị Thượng đỉnh G7, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ủng hộ các chương trình phối hợp nhằm đào tạo các phi công Ukraine lái máy bay chiến đấu F-16. Giới chức Mỹ sau đó tiết lộ phi công Ukraine sẽ được đào tạo vận hành F-16 thông qua một liên minh quốc tế từ tháng 8/2023 do Đan Mạch và Hà Lan phụ trách.

Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kubela khi đó cũng tự tin thông báo các khóa đào tạo phi công F-16 cho Ukraine sẽ bắt đầu diễn ra trong tháng 8 hoặc tháng 9/2023 và chậm nhất đến cuối quý I/2024 thì những chiếc F-16 đầu tiên do phi công Ukraine điều khiển sẽ xuất kích.

Tuy nhiên, trái với cam kết khá rõ ràng về huấn luyện phi công thì các đồng minh phương Tây của Ukraine đến nay vẫn không đưa ra bất cứ bảo đảm nào về việc sẽ viện trợ máy bay F-16 cho Ukraine.

Sự lưỡng lự trong việc chuyển giao khí tài hiện đại này diễn ra trong bối cảnh Nga liên tục kêu gọi phương Tây ngừng chuyển giao vũ khí cho Ukraine, với lý do việc này không thể làm xoay chuyển tình thế mà chỉ làm cuộc chiến thêm kéo dài.

Đặc biệt, Moscow còn coi việc Mỹ viện trợ F-16 cho Ukraine sẽ là “bước ngoặt cực kỳ nguy hiểm” vì loại máy bay này có thể mang vũ khí hạt nhân. Chính vì vậy, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov từng cảnh báo Mỹ và phương Tây không nên “đùa với lửa” khi đưa F-16 tới Ukraine vì sẽ phải hứng chịu đòn đáp trả mạnh mẽ của Nga.

Trong khi đó, Ukraine đang tung Lữ đoàn tấn công số 82, đơn vị được đánh giá là thiện chiến nhất của nước này vào chiến dịch. Quân đội Nga cũng xác định đã đẩy lùi các cuộc tấn công của lữ đoàn này hôm 15/8. Lữ đoàn 82 được trang bị các loại vũ khí hiện đại nhất của Ukraine có trong kho hiện nay như xe tăng Challenger 2 sử dụng đạn uranium nghèo, xe bọc thép Marder và Stryker hiện đại bậc nhất của NATO.

Trong bối cảnh chưa có biên đội F-16 xuất kích như kỳ vọng, Lữ đoàn 82 được coi như “đơn vị chủ lực cuối cùng” của Ukraine trong cuộc phản công. Tuy nhiên, tốc độ phản công của Ukraine vẫn được đánh giá là quá chậm dựa trên số diện tích họ giành lại được.

Nhưng khi các đồng minh phương Tây bắt đầu tỏ ra sốt ruột thì họ lại chưa sẵn sàng viện trợ các loại vũ khí hạng nặng như máy bay F-16 cho Ukraine càng khiến cuộc phản công này thêm khó đoán định.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh chủng đặc biệt ở Trường Sơn

Binh chủng đặc biệt ở Trường Sơn

GD&TĐ - ​Tạo nên sức mạnh Trường Sơn là tổng lực của cả dân tộc, của cả thời đại, trong đó có sự đóng góp của đội ngũ báo chí, văn nghệ sĩ.
Thường trực Thành ủy TPHCM tặng hoa chúc mừng bà Trần Thị Diệu Thúy, ông Dương Ngọc Hải và ông Võ Ngọc Quốc Thuận tại kỳ họp thứ 15, HĐND TPHCM khóa X. (Ảnh: Thành Nhân).

TPHCM có hai tân Phó Chủ tịch UBND

GD&TĐ - Chủ tịch Liên đoàn Lao động TPHCM Trần Thị Diệu Thúy và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Dương Ngọc Hải được bầu làm Phó Chủ tịch UBND Thành phố.