Khi nhà trường đồng hành bảo vệ môi trường

GD&TĐ -  Là quốc gia chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Việt Nam đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp để giữ gìn và bảo vệ môi trường. Việc nâng cao nhận thức của người dân đối với việc giữ gìn môi trường, bảo vệ cảnh quan môi trường xung quanh đang được đề cao. Ở đây vai trò của nhà trường đã thể hiện ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Sinh viên Trường Đại học Trà Vinh nói không với rác thải nhựa.
Sinh viên Trường Đại học Trà Vinh nói không với rác thải nhựa.

Thay đổi thói quen

Thầy giáo Nguyễn Hải Sơn – Hiệu trưởng Trường THCS Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, cho rằng: Cần phải ý thức bảo vệ môi trường (BVMT) từ nhỏ để trở thành thói quen. Ở vùng quê biển, hơn ai hết chúng tôi hiểu tác động của môi trường dẫn đến biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sinh cư của người dân thế nào.

Chính vì thế nhà trường đã chú trọng giáo dục nhận thức cho học sinh rằng thiên nhiên nuôi dưỡng chúng ta, các bạn phải bảo vệ thiên nhiên bằng những hành động đơn giản nhất là không xả rác bừa bãi, ý thức giữ gìn BVMT. Bài học thực tế là chúng tôi thường xuyên tổ chức các cuộc ra quân làm sạch môi trường để học sinh ý thức tốt hơn về việc này. 

Học sinh Trường THCS Hải Lý trong một cuộc ra quân làm sạch môi trường biển
Học sinh Trường THCS Hải Lý trong một cuộc ra quân làm sạch môi trường biển 

Mục tiêu của những việc làm trên không chỉ là để dọn dẹp mà còn để nâng cao nhận thức về việc cần thiết phải bảo vệ môi trường. Nói như ông Ông Nguyễn Tiến Dũng – Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định: Thay đổi nhận thức của người dân với việc BVMT là rất quan trọng. Ở đây là văn hóa, văn hóa trong nếp sống, sinh hoạt và ứng xử với môi trường. Khi người dân đã có ý thức giữ gìn môi trường sống quanh mình thì cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ thiên nhiên.

Sức lan tỏa rộng lớn   

Việc ra quân bảo vệ môi trường biển, nói không với rác thải nhựa của các nhà trường trên cả nước đã và đang góp phần thay đổi nhận thức trong cộng đồng dân cư. ThS Nguyễn Đồng Khởi – Giám đốc Trung tâm truyền thông & quảng bá cộng đồng, Trường Đại học Trà Vinh, cho biết: Trước đây các bạn sinh viên quen với túi nhựa, chai nhựa. Năm học này, một trong những tuyên ngôn của trường là nói không với rác thải nhựa. Điều này đã tác động thay đổi thói quen của các bạn và qua đó lan tỏa đến cộng đồng cư dân xung quanh.

Những chiếc lốp thải được tái chế thành đồ chơi sân trường
 Những chiếc lốp thải được tái chế thành đồ chơi sân trường

Thầy giáo Bùi Tiến Lương, GV Trường THPT Trần Phú, Tp Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, cho biết: Cần phải nói không với xả thải bừa bãi, kêu gọi giữ gìn bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là điều cần thiết và đã được thực hiện nhiều năm qua. Trong nỗ lực góp phần thay đổi hành vi và góp phần bảo vệ môi trường, trường chúng tôi đã có nhiều biện pháp giáo dục học sinh thực hiện. Nhiều giờ ngoại khóa, các GV trong trường đã truyền đạt điều này đến học sinh và khuyên các em nói không với chai nhựa sử dụng một lần.

 Tại Hội thảo khoa học “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới phát triển kinh tế của Việt Nam” vừa được tổ chức tại Hà Nội. TS Phạm Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương đã chỉ ra Việt Nam là một trong những nước chịu tổn thương mạnh nhất bởi biến đổi khí hậu do thiếu kiến thức và năng lực ứng phó với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Hạn hán, ngập lụt, sạt lở, giông tố, bão lũ có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp của nước ta. Bà đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao nhận thức trong cộng đồng để chung tay giữ gìn và BVMT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà sử học hàng đầu của Pháp, Emmanuel Todd.

'NATO tan rã và châu Âu sẽ được tự do'

GD&TĐ -Một nhà sử học Pháp mới đây đã có những nhận định về việc chiến thắng hay thất bại đối với cả Nga và Ukraine trong cuộc xung đột đang diễn ra.

Minh họa/INT

Giá trị mới của đối tác cũ

GD&TĐ - Chuyến thăm Philippines của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tạo dấu mốc lịch sử mới cho mối quan hệ giữa 2 quốc gia này.