Nhà văn Hemingway
Trong những ngày cuối đời, Ernest Hemingway vẫn luôn bị FBI theo dõi không ngừng. Giám đốc FBI khi đó là J. Edgar Hoover đặc biệt quan tâm đến Hemingway vì Hoover tin chắc rằng, nhà văn huyền thoại này là một đặc vụ bí mật, chuyên bán thông tin cho KGB.
Việc giám sát khiến Hemingway trở nên hoang tưởng, đến mức bạn bè của ông còn lo ngại nhà văn sẽ phát điên. Trong một khoảng thời gian nhất định, ngay cả Hemingway cũng tin điều đó. Năm 1960, anh đã tự đến phòng khám Mayo khám bệnh, với hy vọng chấm dứt chứng hoang tưởng. Năm sau, ông đã tự sát.
Cho đến nay, bi kịch về cái chết của Hemingway vẫn được cho là do sự giám sát của Hoover, người có quan điểm “điên rồ” rằng, văn hào nổi tiếng này là một điệp viên Liên Xô.
Chỉ có điều là, Hoover đã đúng. Hemingway thực sự là một điệp viên Liên Xô. Các hồ sơ của KGB được công khai gần đây tiết lộ rằng, Hemingway đã gặp các đặc vụ Liên Xô vào năm 1941 và đã liên tục bày tỏ mong muốn và sẵn sàng làm gián điệp cho họ.
Mặc dù ông chưa bao giờ cung cấp bất cứ tin tức gì có giá trị, nhưng có lý do để tin rằng đó không phải là nhà văn đã cố làm như vậy, bởi ngay sau khi gặp gỡ các thành viên của Liên Xô, Hemingway đã ngừng viết và tình nguyện làm việc với tình báo Mỹ - một hành động mà nhiều người cho là nỗ lực của Hemingway trong việc tiếp cận thông tin.
Hemingway đã tìm hiểu về những chiếc ngầm tàu lớp U của Đức, nhưng thông tin của ông có lẽ không hữu ích. Ít nhất là một lần ông đã phát hiện ra một con tàu lớp U, nhưng quân đội đã không đặt vào tầm ngắm. Hemingway cũng đã dành nhiều thời gian của để ghi chú mã hóa các thông tin này. Một số người cho rằng, các thông tin có thể đã được gửi cho Liên Xô.
Nữ công tước Windsor
Wallis Simpson là một nữ công tước chẳng khác nào trong truyên cổ tích. Sau lần ly hôn đầu tiên, Wallis lọt vào mắt xanh của Edward VIII, khi đó là vua của nước Anh. Vị vua này yêu Wallis say đắm.
Khi hoàng gia Anh phản đối mối tình, Edward đã phải từ bỏ ngai vàng vào tháng 12/1936 để được bên cạnh người tình. Ngai vàng nước Anh được chuyển sang cho vua George VI, cha của Hoàng hậu Elizabeth II hiện nay.
Tháng 5/1937, cuộc li dị giữa Wallis với người chồng thứ hai hoàn tất. Một tháng sau đó, bà kết hôn với Edward (khi đó là công tước xứ Windsor) và trở thành nữ công tước xứ Windsor.
Chuyện tình ngọt ngào dù nhiều thăng trầm của hai người chẳng khác nào trong những bộ phim thần tiên của Disney, ngoại trừ việc họ âm mưu cùng Hitler lật đổ nước Anh. Mặc dù Edward yêu Wallis, nhưng nhiều người cho rằng tình cảm của ông không hề được đền đáp.
Wallis đã thường chế giễu chồng vì bất lực và tiếp tục ngoại tình với Bộ trưởng Ngoại giao Đức Quốc xã, Joachim von Ribbentrop. Ngược lại, von Ribbentrop được cho là đã gửi cho nữ công tước 17 đóa hoa cẩm chướng mỗi ngày, đại diện cho số lần hai người đã ân ái với nhau.
Cử chỉ lãng mạn rõ ràng là đủ để cô cung cấp thông tin cho Đức quốc xã. Wallis cùng với công tước rút về ở tại Biarritz và gửi địa chỉ cho von Ribbentrop. Ngay lập tức, Ribbentrop đã sử dụng cho công tác tuyên truyền của Đức quốc xã. Sau khi vợ chồng công tước Windsor vào phòng khách sạn, chỉ sau vài phút, Đức quốc xã đã công bố số phòng của họ như bằng chứng cho thấy, người Anh đang chạy trốn.
(Còn tiếp)