Khi nào AI sẽ là mối lo ngại với con người?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Khi trí tuệ nhân tạo (AI) tự hỏi và trả lời được: Tôi là ai? thì sẽ là mối lo ngại với con người.

Ông Vũ Trọng Đại, Chủ tịch Công ty cổ phần Xuất bản Khoa học và Giáo dục Thời Đại phát biểu đề dẫn tọa đàm và giới thiệu về cuốn sách “Sóng thần công nghệ”.
Ông Vũ Trọng Đại, Chủ tịch Công ty cổ phần Xuất bản Khoa học và Giáo dục Thời Đại phát biểu đề dẫn tọa đàm và giới thiệu về cuốn sách “Sóng thần công nghệ”.

TS Giáp Văn Dương – Chủ tịch Hội đồng giáo dục Times School nêu vấn đề khi trao đổi tại Tọa đàm AI Summit 2024 “Sóng thần công nghệ và thách thức lớn nhất thế kỷ 21” diễn ra chiều 15/3.

TS Giáp Văn Dương cho rằng, khi biết mình là ai, lúc đó AI sẽ cạnh với con người trên mọi phương diện. Bởi khi đó, rô bốt có thể tự tổ chức được cuộc sống, từ việc đi lại, nấu ăn, múa hát… cho đến lập kế hoạch của đời sống. Lúc này sẽ là thời khắc mà con người sẽ phải đối diện với nhiều mối lo ngại.

Nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo ảnh hưởng đến các ngành nghề, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo, TS Nguyễn Xuân Phong - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH FPT cho hay, AI có thể khiến các trường phải thay đổi từ quản trị cho đến đổi mới cách thức đào tạo. Có những ngành mới mở nhưng đã bị lỗi thời trước sự xuất hiện của AI.

Sự chuyển đổi công nghệ cũng là cơ hội chuyển mình của người dạy và người học, rộng hơn là của hệ thống giáo dục, đào tạo, bởi không một ai có thể thoát được ảnh hưởng của các cuộc cách mạng công nghiệp và buộc chúng ta phải thay đổi.

Các diễn giải chia sẻ tại tọa đàm.

Các diễn giải chia sẻ tại tọa đàm.

Theo TS Nguyễn Xuân Phong, có thể chủ động đưa AI vào các trường phổ thông và các trường có thể giáo dục cho học sinh để các em hiểu và tiếp cận AI một cách tích cực.

Chúng ta đang nhìn nhận AI là khách thể, TS Phạm Sỹ Thành – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế chiến lược Trung Quốc nhận xét; đồng thời cho rằng, cần nhìn AI như một chủ thể, mà ở đó vấn đề cần quan tâm là khung pháp lý nhằm ngăn chặn sự sai lệch trong đối xử với rô bốt. Do đó, vấn đề giá trị, tiêu chuẩn đạo đức khi sử dụng AI cần được thảo luận và làm rõ.

Nhân dịp này, cuốn sách “Sóng thần công nghệ” được ra mắt. Cuốn sách sẽ chính thức phát hành vào tháng 4 tới, với hai phiên bản bìa cứng và bìa mềm.

Trong cuốn sách này, chuyên gia Mustafa Suleman hướng dẫn giá trị về cách đối mặt với làn sóng công nghệ sắp tới và những tác động của nó với nhân loại.

Cuốn sách thể hiện tầm nhìn của chuyên gia Mustafa Suleman về việc “kiểm tỏa” công nghệ - nhiệm vụ duy trì sự kiểm soát đối với các công nghệ mạnh mẽ như là thách thức cần thiết của thời đại.

TS Phạm Sỹ Thành trao đổi tại tọa đàm.

TS Phạm Sỹ Thành trao đổi tại tọa đàm.

Mustafa Suleman là người Anh (sinh năm 1984). Ông là nhà nghiên cứu và doanh nhân trí tuệ nhân tạo. Ông là người đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Inflection AI, một công ty tiên phong về AI nhằm xác định lại mối quan hệ giữa con người và máy tính.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ