Khát vọng khởi nghiệp của người con Mường Vi

GD&TĐ -Sinh năm 1985, Vàng Văn Sưởng - chàng trai dân tộc Giáy (Mường Vi – Bát Xát - Lào Cai) là một điển hình của khởi nghiệp thành công từ khai thác thế mạnh cây dược liệu địa phương. Mất hàng chục năm từ tìm tòi, thử nghiệm tới đi vào hoạt động sản xuất, đến nay HTX Mường Kim do anh làm giám đốc đã đi vào sản xuất ổn định, có lợi nhuận, sản phẩm được tiêu thụ ở nhiều thị trường trong và ngoài nước.  

Ngày càng nhiều thành niên dân tộc phát triển thế mạnh quê hương để khởi nghiệp
Ngày càng nhiều thành niên dân tộc phát triển thế mạnh quê hương để khởi nghiệp

Khởi nghiệp không khó

Vàng Văn Sưởng sinh ra và lớn lên tại xã vùng cao biên giới Mường Vi, Bát Xát – Lào Cai. Nơi đây, từ lâu khá nhiều cây dược liệu tự nhiên đã được bà con dân tộc cũng như Vàng Văn Sưởng nắm được tính năng hữu ích đáng quý mà đưa vào sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Năm 2010, một dự án có tên gọi “Nâng cao năng lực tự chủ về sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số” của Oxfam (Ý) được triển khai tại hai xã Mường Vi và Rền Thàn, trong đó vấn đề bảo tồn và phát triển cây thuốc cổ truyền đặc biệt được quan tâm.

Khi ấy, trong gia đình Vàng Văn Sưởng có bà nội biết nhiều bài thuốc nam bản địa từ cây dược liệu nên đã được chọn làm thí điểm dự án. Gia đình Sưởng được cán bộ trường ĐH Dược và Trung tâm y học cổ truyền hướng dẫn cách phát triển các bài thuốc cổ truyền, hỗ trợ công nghệ chiết xuất tinh dầu cây gừng tía… Suốt quá trình đó, Vàng Văn Sưởng cũng là thành viên trực tiếp tham gia vào quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và sản xuất nên bản thân nắm bắt tích lũy được không ít kinh nghiệm.

Đến năm 2016, Hợp tác xã (HTX) Mường Kim (Bát Xát – Lào Cai) đã giao hạt giống cho bà con và quy hoạch trồng tại 3 xã Pa Cheo, Rèng Thàn, Y Tý, với tổng diện tích 30ha và cam kết tiêu thụ sản phẩm, giá 2.000 – 5.000 đồng/kg. Nhờ sự chủ động từ nguyên liệu đầu vào và các quy trình sản xuất khép kín, đảm bảo an toàn vệ sinh, nên những sản phẩm của HTX Mường Kim luôn đạt chất lượng cao.

Theo anh Sưởng, hiện nay HTX Mường Kim duy trì 6 – 10 lao động thường xuyên làm các phần sơ chế như rửa, gọt và chế biến, chiết xuất tinh dầu tại xưởng. Vào thời gian cao điểm, HTX Mường Kim còn thuê 20 - 30 lao động phục vụ trồng trọt và thu hoạch. Mỗi lao động thường xuyên, HTX Mường Kim trả 4- 5 triệu đồng/tháng.

Vàng Văn Sưởng chia sẻ: Để lập ra HTX Mường Kim với quy mô 16 thành viên và bản thân làm giám đốc không dễ dàng. Từ lâu mô hình HTX không hiệu quả khiến bà con nông dân e dè và có có suy nghĩ nặng nề thiếu tích cực với mô hình… Sưởng đã phải thuyết phục và giúp bà con thấy hiệu quả, xóa bỏ định kiến bằng nhiều cách. Từ việc chứng minh hiệu quả mô hình HTX khi tham gia, tới việc cam kết hỗ trợ về cây giống, phân bón; bao tiêu sản phẩm cho bà con…

Đặc biệt bản thân Sưởng khi làm giám đốc cũng phải cùng quyết tâm phát huy thế mạnh cây dược liệu địa phương thành một nghề sản xuất mang lại giá trị kinh tế cho bà con nông dân. Và hướng khai thác cây dược liệu tự nhiên vào chế biến, chiết xuất ra tinh dầu từ một số cây thuốc như: hương nhu, gừng tía, màng tang, ngùng lải, sả… đã được HTX lựa chọn phát triển.

Bên cạnh đó, HTX còn sản xuất một số loại cao từ đương quy, giảo cổ lam, giây gấm, xuyên khung, huyết đằng, đìa giản… và các sản phẩm dược liệu khô để bán theo yêu cầu của đối tác thu mua.

Khơi nguồn cảm hứng

Nhớ lại những ngày đầu đi vào sản xuất, Vàng Văn Sưởng cho biết: Việc chiết xuất chỉ ở quy mô nhỏ với nồi đun củi 50kg/lần. Mặt khác, cũng vì thiếu kinh nghiệm nên dù đã thử nghiệm 4-5 mẻ/năm song vẫn gặp không ít thất bại. Đến nay, thay cho việc trưng cất thô sơ, tốn nguyên vật liệu, nhân công… HTX đã đầu tư hiện đại với nồi chưng cất tinh dầu công suất 3 tạ/mẻ và đun bằng điện.

Tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm thì khả năng sản xuất cũng lớn hơn cũng khiến việc thu mua cây dược liệu tự nhiên tại địa phương không đáp ứng đủ. HTX Mường Kim đã giải bài toán nguyên liệu đầu vào bằng cách chủ động giao hạt giống cho bà con và quy hoạch lại xã gieo trồng cây nguyên liệu tại ba xã Pa Cheo, Y Tý, Rèn Thàn với tổng diện tích 30ha. Đồng thời HTX Mường Kim còn cam kết tiêu bao sản phẩm với giá từ 2-5.000đồng/kg.

Với hướng đi phù hợp, chủ động từ nguyên liệu đầu vào tới các quy trình sản xuất khép kín, đảm bảo an toàn vệ sinh, nên những sản phẩm của HTX Mường Kim luôn đạt chất lượng cao. Hàng tháng, mức sản xuất của HTX Mường Kim đạt khoảng 10 tấn/tháng đối với sản phẩm thô và 200 lít sản phẩm tinh dầu.

Các sản phẩm thô và tinh dầu như giảo cổ lam, huyết đằng, đương quy, đìa giản, giây giấm… đã được kiểm định của Bộ Y tế về an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Đáng nói, sản phẩm không những được bán ổn định ở thị trường trong nước mà còn xuất ra nước; HTX Mường Kim không còn trở thành nhà phân phối sản phẩm ổn định cho 5 công ty.

Tới nay HTX Mường Kim đã được ghi nhận như mô hình HTX điển hình về sản xuất góp phần tạo nên công ăn việc làm ổn định cho một số lượng lớn nhân công. Giúp cuộc sống của nhiều hộ gia đình tại các xã vùng cao thoát đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bản thân chàng thanh niên dân tộc Giáy – Vàng Văn Sưởng đã trở thành gương mặt thanh niên dân tộc điển hình về vượt lên khó khăn và khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng.

Khi chia sẻ với các bạn trẻ trên con đường lập nghiệp, Vàng Văn Sưởng cho biết: Khó khăn lớn nhất của người trẻ khi bắt tay vào lập nghiệp đó là tìm được nguồn vốn. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị kĩ càng những kiến thức ở ngành nghề mà mình dự định làm. Cần kiên trì nhanh nhạy, nghiên cứu kĩ về nhu cầu của người tiêu dùng khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Bản thân Sưởng và gia đình đã từng điêu đứng vì chỉ chăm chú vào sản xuất mà không sát sao với tìm đầu ra cho sản phẩm, 500 lít tinh dầu với giá trị khoảng 700 triệu từng rơi vào tồn kho khi không liên lạc được đầu mối bên Thái Lan. Rất may, sản phẩm với chất lượng tốt đã được người tiêu dùng và đặc biệt chủ các cơ sở spa tin tưởng lựa chọn mua hết.

Biết tìm ra cho mình lối đi riêng khi phát huy thế mạnh địa phương vào quá trình khởi nghiệp đã giúp cho Vàng Văn Sưởng có được những thành công nhất định. Từ tấm gương khởi nghiệp Vàng Văn Sưởng, giúp nhiều bạn trẻ dân tộc có được một cách nhìn thực tế để bước vào khởi nghiệp.

Thay vì chờ đợi những cơ hội, công việc tốt người khác mang lại cho mình thì cần tự vượt qua khó khăn, ham học hỏi, mày mò và ứng dụng vào cuộc sống. Để khởi nghiệp thành công ngay từ lần đầu, bước đầu… không dễ nhưng nếu có ước mơ, khát khao và biết chuẩn bị kĩ càng biến điều đó thành sự thật thì khởi nghiệp thành công cũng không khó và không thể làm tốt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...