Khẳng định vị thế đại học hàng đầu từ chiến lược phát triển giáo dục

GD&TĐ - Chiến lược phát triển giáo dục được xây dựng bằng uy tín đào tạo, thành tích nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cộng đồng.

TS Trần Tiến Khoa - Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc Tế trao bằng cho tân thạc sĩ.
TS Trần Tiến Khoa - Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc Tế trao bằng cho tân thạc sĩ.

Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang hiện thực hóa chiến lược phát triển giáo dục của trường phù hợp với định hướng chiến lược phát triển giáo dục của ĐHQG Tp Hồ Chí Minh và Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục quốc gia.

Đào tạo chất lượng cao

PGS.TS Trần Tiến Khoa, Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế cho biết: Trong chiến lược phát triển giáo dục, thời gian qua trường thực hiện nhiệm vụ được Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh giao. Trường xây dựng quy định về đào tạo song ngành và triển khai kế hoạch đào tạo song bằng cho các ngành theo chiến lược của Trường. Tiếp nhận, đưa vào hệ thống quản lý các chương trình đào tạo của Viện đào tạo quốc tế IEI, xét tương đương cho các môn học của các trường liên kết chuyển giao, mở ngành đào tạo và chương trình đào tạo đại học và ban hành khung chương trình đào tạo các ngành thạc sĩ, khung chương trình liên thông trình độ đại học lên thạc sĩ đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng.

Các hoạt động nhằm tăng tương tác giúp trang fanpage của Trường ĐH Quốc tế đạt 64.221 lượt theo dõi (tăng 21.4%) và 61.079 lượt “likes” (tăng 20.4%). Kênh Youtube chính của nhà trường cũng đạt được hơn 2.720 subscribers (tăng 36%) và Instagram đạt 1.116 lượt theo dõi (tăng 33%). Đặc biệt, nền tảng TikTok dù mới thành lập cũng đã đạt 1.081 followers và 10.700 likes, đạt mức tăng trưởng 586.19%. Facebook Ads đã được thực hiện vào 02 tuần cuối tháng 6 nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh công tác Tuyển sinh của nhà trường. Những con số biết nói trên đã phần nào cho thấy uy tín của trường với người học và xã hội ngày một lớn.

Chiến lược phát triển giáo dục bằng khẳng định vị thế đại học hàng đầu đất nước.

Chiến lược phát triển giáo dục bằng khẳng định vị thế đại học hàng đầu đất nước.

Đặc biệt nhấn mạnh hoạt động kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp chia sẻ nghề nghiệp và định hướng cho sinh viên với các doanh nghiệp và tập đoàn lớn. PGS.TS Trần Tiến Khoa nhấn mạnh: Chúng tôi đã kéo các tên tuổi như Abbott, Shopee, Suntory Pepsico, Unilever, Lazada, Uniqlo Việt Nam, L’Oreál… đến với trường và sinh viên.

Điều này giúp tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp, đó là chương trình Ngày hội việc làm, Cổng thông tin việc làm & Phát triển nguồn nhân lực trực tuyến được phổ biến rộng rãi: https://iujobhub.com/. Trên website IU Job Hub, trung bình mỗi ngày có 20 doanh nghiệp đăng thông tin tuyển dụng với gần 30 đầu công việc mới mỗi ngày.

Với một trường đại học uy tín, chất lượng, công tác tự đánh giá, đánh giá ngoài và cải tiến chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu. Tại Trường ĐH Quốc tế, hoạt động triển khai tự đánh giá và viết báo cáo tự đánh giá được thực hiện nghiêm túc. Nhà trường đã thực hiện đánh giá ngoài chính thức theo chuẩn AUN-QA, Chuẩn ABET, Chuẩn ACBSP, Chuẩn ASIIN, Chuẩn FIBAA với nhiều chuyên ngành đào tạo. Hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong được triển khai, dùng để quản lý cơ sở dữ liệu và minh chứng nội bộ gồm 4 loại người dùng: Admin, QATOMember, ProgramMember, CouncilMember (https://qato.hcmiu.edu.vn/iqa).

Nâng cao vị thế khoa học

GS.TS Lê Văn Cảnh – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế chia sẻ nỗ lực tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học của trường: Chỉ riêng năm học 2021 – 2022, số lượng đề tài phê duyệt mới là 96 đề tài các cấp với tổng kinh phí phê duyệt thực hiện hơn 21.121 triệu đồng. Đã công bố 491 công trình khoa học, trong đó có 198 bài ISI, Scopus và ESCI.

Đã nộp 2 hồ sơ đăng ký sáng chế đang chờ xét duyệt, đang hoàn thiện 2 hồ sơ đăng ký sáng chế và 1 giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả mới. Đã tổ chức thẩm định 1 ấn phẩm là sách chuyên khảo do giảng viên của trường biên soạn. Tổ chức các hội nghị khoa học trong nước và 1 hội nghị quốc tế cấp Khoa/Bộ Môn và Trường thuộc các lĩnh vực Quản trị Kinh doanh, Khoa học sức khỏe và Logistic.

GS.TS Lê Văn Cảnh đối thoại cùng sinh viên đầu năm học mới.

GS.TS Lê Văn Cảnh đối thoại cùng sinh viên đầu năm học mới.

Trường thực hiện phối hợp với khu công viên phần mềm Quang Trung, liên hệ, kết nối với các đơn vị liên kết tại Thái Lan, Hàn Quốc và một số nước khác nhằm chủ động tăng cường thông tin về đào tạo.

Thực hiện các bài báo, đề tài khoa học, đề tài sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh và tăng số bài báo công bố trong tạp chí trong nước và tạp chí nước, bài báo tham gia hội nghị quốc tế và tăng cường hợp tác với các đối tác ở Việt Nam và Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Đại Dương, với các đại học hàng đầu ở các quốc gia này.

Cùng với đó, các chương trình trao đổi giảng viên và chuyên viên, được đẩy mạnh triển khai. Các hội nghị, hội thảo được tổ chức thành công đã và đang nói lên nỗ lực quốc tế hóa của trường.

Hiện trường đang thực hiện 3 đề tài cấp trọng điểm cấp nhà nước. Đề tài Nafosted có 25 đề tài được tài trợ, hướng dẫn và hỗ trợ các chủ nhiệm đề tài báo cáo định kỳ thường niên tài chính cho Quỹ, cùng nhiều Đề tài cấp ĐHQG-HCM và tiếp tục thực hiện các Đề tài do Tp HCM cấp kinh phí. Đề tài từ Quỹ Vingroup, trường có 2 dự án hợp tác nghiên cứu với viện Nghiên cứu dữ liệu lớn (Big Data). Ngoài ra, cũng trong năm học này, trường cũng hỗ trợ các nhóm nghiên cứu đăng ký 4 đề tài/dự án theo chương trình tài trợ KH&CN thường niên của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup. Việc được giao thực hiện các đề tài khoa học từ cấp nhà nước đến cấp cơ sở và doanh nghiệp cho thấy uy tín khoa học của Trường ĐH Quốc tế được đánh giá cao – GS.TS Lê Văn Cảnh chia sẻ.

Đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ đã và đang khẳng định vị thế của trường, bằng việc ký kết hợp đồng, biên bản ghi nhớ với các địa phương và ban hành “Quy trình hợp tác Chuyển giao Công nghệ” nhằm thống nhất và phối hợp giữa các đơn vị trong công tác hợp tác trong đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ với địa phương, cũng như thực hiện tốt các chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với các doanh nhân nổi tiếng, chuyên gia trong nước và quốc tế. Đồng thời hỗ trợ các dự án từ các khoa/bộ môn tham gia cuộc thi khởi nghiệp các cấp đã đạt được nhiều giải thưởng có giá trị, nâng cao hình ảnh và vị thế nhà trường trong cộng đồng, thể hiện rõ nét vai trò là RCE khu vực miền Nam Việt Nam, qua đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến giáo dục phát triển bền vững.

PGS.TS Trần Tiến Khoa – Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế trao học bổng cho các tân sinh viên.

PGS.TS Trần Tiến Khoa – Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế trao học bổng cho các tân sinh viên.

Đa dạng hóa ngành liên kết và mô hình liên kết đào tạo với các đối tác nước ngoài dựa trên nhu cầu của xã hội và chiến lược phát triển hoạt động đào tạo của trường, tập trung phát triển các chương trình liên kết đào tạo ở bậc sau đại học, ưu tiên phát triển mô hình liên kết mới với các đối tác chiến lược. Đẩy mạnh hoạt động ký kết hợp tác với các đối tác doanh nghiệp, đơn vị có liên quan các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu của trường nhằm đem lại nhiều lợi ích cho giảng viên, sinh viên của trường trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, thực tập. Quan tâm phát triển quan hệ hợp tác nghiên cứu, mở rộng hệ thống đối tác, phương thức hợp tác, để thực hiện trao đổi cán bộ - giảng viên - SV trong tình hình mới. PGS.TS Trần Tiến Khoa chia sẻ chiến lược phát triển giáo dục của trường.

Căn cứ chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2025 và bối cảnh năm học, Trường ĐH Quốc tế xác định ba nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay như sau: Thực hiện thành công việc kiểm định chất lượng đào tạo cấp trường theo chuẩn ASIIN, và 15 chương trình đào tạo bậc đại học theo các bộ tiêu chuẩn quốc tế (ASIIN, FIBAA, AUN-QA); Triển khai các hoạt động làm tăng tính quốc tế của công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học; công tác chuyển đổi số; công tác đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị, cá nhân trong trường. Tập trung quyết liệt trong công tác phát triển cơ sở vật chất ở khu vực Thủ Đức – Dĩ An, hoàn thành công trình QT.A1 đưa vào sử dụng trong năm 2023. – PGS.TS Trần Tiến Khoa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ