Chiến lược phát triển giáo dục là tiền đề cho ổn định và vững chắc

GD&TĐ - Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 có tính phổ quát và chi tiết, phù hợp với định hướng của Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương, là trung tâm văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, nơi đào tạo nhân lực chất lượng cao đáp ứng sự phát triển của địa phương và cả nước.

Các thầy cô giáo và học sinh người dân tộc trong niềm vui chiến thắng tại Cuộc thi KHKT cấp tỉnh năm 2022
Các thầy cô giáo và học sinh người dân tộc trong niềm vui chiến thắng tại Cuộc thi KHKT cấp tỉnh năm 2022

Tiền đề cho phát triển

Đây là nhận định của ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Tân cho rằng: Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Với những chỉ số hết sức cụ thể, là thước đo để định lượng được kết quả phát triển qua từng giai đoạn, tránh được những đánh giá chung chung, mang tính định tính. Đặc biệt, các giải pháp nhằm phát triển GD với các nội dung: Hoàn thiện thể chế; đổi mới công tác quản lý GD; thực hiện công bằng trong tiếp cận GD;

Chiến lược chỉ rõ tầm quan trọng của phát triển mạng lưới cơ sở GD đáp ứng nhu cầu học tập của người dân; Đổi mới chương trình, nội dung phương pháp và nâng cao chất lượng GD toàn diện là hết sức giá trị và ý nghĩa; Vấn đề phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD; bảo đảm nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho phát triển GD; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường chuyển đổi số trong GD; thúc đấy nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, ứng dụng chuyển giao gắn liền với đào tạo; tăng cường hội nhập quốc tế.

GIám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Tân động viên các thầy cô giáo và học sinh Trường THPT A Lưới, huyện miền núi khó khăn của tỉnh Thừa Thiên Huế

GIám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Tân động viên các thầy cô giáo và học sinh Trường THPT A Lưới, huyện miền núi khó khăn của tỉnh Thừa Thiên Huế

GIám đốc Nguyễn Tân cho biết, trong lộ trình phát triển giáo dục của Thừa Thiên Huế đang hướng đến để trở thành thành phố trực thuộc trung ương, không chỉ phát huy giá trị di sản của quần thể di tích cố đô Huế, mà còn cả hệ thống sinh thái (đầm phá Tam Giang, đầm phá Cầu Hai, dãy trường Sơn, vùng du lịch sinh thái A Lưới, Nam Đông).

Mục tiêu hướng đến xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về GD&ĐT đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Hiện thực hóa mong muốn

Theo Giám đốc Nguyễn Tân, Thừa Thiên Huế đang đẩy mạnh công tác phân luồng, xã hội hóa GD nhằm huy động nguồn lực xã hội nhằm phát triển GD-ĐT, tạo cơ hội học tập tốt hơn cho người dân, tạo sự cạnh tranh cho việc phát triển GD.

Quan tâm tới phát triển GD cho mọi người, đối tượng yếu thế, các em học sinh khuyết tật, xây dựng đề án GD cho học sinh chuyên biệt và học sinh hòa nhập, tạo môi trường GD giúp các học sinh yếu thế hòa nhập cộng đồng, đảm bảo sự công bằng của xã hội.

Thừa Thiên Huế cũng đang tập trung xây dựng dự thảo 12 Đề án trình HĐND tỉnh, UBND tỉnh trong năm 2022 nhằm thực hiện việc đổi mới và phát triển GD Thừa Thiên Huế.

Các Nghị quyết, Kế hoạch được HĐND, UBND tỉnh phê duyệt, ban hành đã kịp thời giải quyết rất tốt vướng mắc, khó khăn của Ngành như Nghị quyết quy định một số chính sách đối với trẻ em, giáo viên và cơ sở GD mầm non độc lập, dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp tại tỉnh. Đây là quyết tâm sắt đá của các cấp ủy chính quyền Thừa Thiên Huế - ông Nguyễn Tân nhấn mạnh.

Học sinh và giáo viên cùng vui với những đổi mới sáng tạo trong dạy - học

Học sinh và giáo viên cùng vui với những đổi mới sáng tạo trong dạy - học

Thừa Thiên Huế cũng ban hành Nghị quyết Quy định mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động GDc ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GD&ĐT đến năm 2025, định hướng đến năm 2030) và các Nghị quyết trình HĐND tỉnh tại kỳ họp tháng 7/2022 Tất cả đều hướng đến phát triển GD&ĐT một cách ổn định và vững chắc.

Đẩy mạnh chuyển đổi số

“Chúng tôi tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi số trong các hoạt động điều hành và tổ chức dạy – học. Việc tuyển sinh năm học này đã được đăng ký bằng hình thức trực tuyến.

Thừa Thiên Huế đã tổ chức ghi hình 1.359 tiết dạy học qua truyền hình (các tiết dạy lớp 1, lớp 2, lớp 6) bước đầu hình thành học liệu số bài giảng theo Chương trình GDPT năm 2018. Các tiết dạy được ghi hình là lộ trình chuyển đổi số hỗ trợ dạy học chất lượng Chương trình GDPT 2018 cho cả cô và trò, chứ không chỉ là ứng phó với Covid-19”. Giám đốc Nguyễn Tân chia sẻ.

Học mà chơi của thầy trò Trường THCS&THPT Hồng Vân, xã đặc biệt khó khăn của vùng biên giới huyện A Lưới

Học mà chơi của thầy trò Trường THCS&THPT Hồng Vân, xã đặc biệt khó khăn của vùng biên giới huyện A Lưới

Có thể thấy, việc triển khai Sổ Liên lạc điện tử trên Cổng thông tin GD&ĐT tích hợp vào nền tảng Hue-S; triển khai sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử; 100% cơ sở giáo dục thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt … đã mang lại nhiều hiệu quả, tiện ích, đón nhận sự tham gia tích cực của học sinh, phụ huynh, đội ngũ toàn ngành và xã hội. Hiện đã có 100% danh mục thủ tục hành chính được tiếp nhận và giải quyết trực tuyến ở mức độ 3,4. Ngành Giáo dục đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chỉ số PAPI của tỉnh.

Giám đốc Nguyễn Tân nhận định, Dự thảo chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã thể hiện tầm nhìn xa, cho thấy tính ổn định lâu dài. Giáo dục mang tính thời đại trong đó cần có sự huy động của các nguồn lực, đặc biệt là khoa học và công nghệ, huy động đội ngũ các nhà khoa học và tiềm năng của các đại học.

"Chúng tôi mong Trung ương hỗ trợ việc xây dựng Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia; Quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ Đại học Huế sớm trình Đề án xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia miền Trung". - Giám đốc Nguyễn Tân kiến nghị.

Đề nghị Bộ GD&ĐT sớm trình Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển GD&ĐT giai đoạn đến 2030 và tầm nhìn đến 2045, để các địa phương có cơ sở xây dựng kế hoạch trung và dài hạn cho phát triển GD. Bộ có cơ chế tuyển dụng đặc thù áp dụng riêng cho Ngành GD, để tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và thu hút học sinh giỏi vào sư phạm.

Bộ GD&ĐT sớm ban hành Thông tư thay thế Thông tư 16/2017/TT-BGD&ĐT ngày 12/7/2017 Hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GDPT công lập và Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT BGD-ĐT- BNV ngày 16/03/2013 để thuận lợi trong việc sắp xếp đội ngũ theo Thông tư 32/2018. - Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế, Nguyễn Tân

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.