60 năm thành lập Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng:

Khẳng định uy tín và vị thế trong hệ thống các Trường Đại học kỹ thuật

GD&TĐ - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng đã tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường (1962-2022). 

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng.
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng.

Ngày 19/11, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập và phát triển trường (1962-2022).

Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm, PGS.TS Phan Cao Thọ - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) cho hay, là 1 trong 6 trường thành viên của Đại học Đà Nẵng, một đại học vùng trọng điểm quốc gia. Trường là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật, công nghệ phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước, nhà trường đã liên tục phát triển qua các thời kỳ lịch sử khác nhau.

Tiền thân của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật ngày nay là Trường Kỹ thuật Đà Nẵng (1962-1976) và sau đó là Trường Kỹ thuật Nguyễn Văn Trỗi (1976 - 1994), Cao đẳng Công nghệ (1994 - 2017) và từ tháng 11/2017 đến nay là Đại học Sư phạm Kỹ thuật.

Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển đến nay đủ để khẳng định rằng đây là một ngôi trường có bề dầy lịch sử số 1 trong hệ thống các trường đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật công nghệ nổi tiếng ở TP. Đà Nẵng và khu vực miền Trung.

Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng trong giờ học thực hành.

Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng trong giờ học thực hành.

“Đến nay Trường đã có 6 khoa với danh hiệu Công nghệ kỹ thuật, 17 Bộ môn chuyên ngành, 4 Trung tâm và 1 Viện nghiên cứu - Sáng tạo, khởi nghiệp, 14 phòng thí nghiệm, 8 phòng máy tính toán, 18 xưởng thực hành, đặc biệt nhà trường vừa khánh thành Phòng Lab Nghiên cứu và Đào tạo thực hành chuyển đổi số với trị giá hơn 10 tỷ đồng, đây chính là món quà của sự hợp tác hiệu quả giữa Nhà trường và Doanh nghiệp.

Đội ngũ giảng viên liên tục phát triển cả về số lượng và chất lượng, tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học hiện là 99,3% trong đó tỷ lệ giảng viên có trình độ Tiến sĩ đạt 36% đây chính là nguồn lực to lớn để thực hiện thành công các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế”, PGS.TS Phan Cao Thọ chia sẻ.

Vị đại diện Trường chia sẻ, trong bối cảnh hiện nay của cách mạng Công nghiệp 4.0, nhiều thách thức đặt ra cho các trường Đại học nói chung và Nhà trường nói riêng, Trường đặt ra mục tiêu phát triển trong thời gian tới đó là tiếp tục đoàn kết phát huy sức mạnh trí tuệ tập thể, triển khai từng bước tự chủ đại học, tập trung phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu đưa Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng thành một trường Đại học định hướng ứng dụng hàng đầu ở Việt Nam, khẳng định uy tín và vị thế trong hệ thống các trường đại học kỹ thuật, tiếp cận với chuẩn mực khu vực và quốc tế.

“Trong đó, đổi mới mạnh mẽ hệ thống quản lý theo hướng tự chủ trên cơ sở học tập và áp dụng mô hình quản trị của các trường đại học tiên tiến trên thế giới. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thông tin quản lý MIS cho tất cả mọi hoạt động của Nhà trường theo đề án chuyển đổi số đã phê duyệt.

Giảng viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng với những sáng chế về khoa học kỹ thuật.

Giảng viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng với những sáng chế về khoa học kỹ thuật.

Xây dựng các chính sách phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, tạo điều kiện và môi trường làm việc tốt nhất để thu hút giảng viên giỏi có học vị, học hàm…”, PGS. TS Phan Cao Thọ nhấn mạnh.

Phát biểu chúc mừng tại buổi Lễ, bà Ngô Thị Kim Yến – Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng đã ghi nhận, biểu dương những đóng góp của tập thể thầy và trò nhà trường, chúc mừng những thành công của nhà trường trong thời gian qua.

Bà Yến cho rằng, trong thời gian đến, vai trò của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, cải tiến quản trị đại học để cùng các trường đại học thành viên xây dựng, phát triển Đại học Đà Nẵng trở thành Đại học Quốc gia.

Bà Ngô Thị Kim Yến - Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng trao bằng khen của UBND TP. Đà Nẵng cho Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng.

Bà Ngô Thị Kim Yến - Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng trao bằng khen của UBND TP. Đà Nẵng cho Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng.

Đồng thời, vị lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng cũng mong muốn, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật có ngày càng nhiều hơn nữa những sáng kiến, công trình nghiên cứu, sản phẩm khoa học đóng góp cho sự phát triển của thành phố nói riêng và cả nước nói chung; các em học sinh, sinh viên từ ngôi trường này sẽ trở thành những nhân tố tích cực của xã hội.

“Đó chính là những kết quả khẳng định vai trò đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và khu vực miền Trung Tây Nguyên nói riêng”, bà Yến nhấn mạnh.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ - Giám đốc Đại học Đà Nẵng thừa ủy quyền của Bộ GD&ĐT trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ - Giám đốc Đại học Đà Nẵng thừa ủy quyền của Bộ GD&ĐT trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng.

Tại buổi Lễ kỷ niệm, Trường vinh dự nhận Bằng khen của UBND TP. Đà Nẵng, UBND tỉnh Quảng Nam và UBND tỉnh Quảng Ngãi. Dịp này, Đại học Đà Nẵng đã thừa ủy quyền của Bộ GD&ĐT trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho 5 tập thể và 11 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác dạy học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.