Khám phá phong tục đón Tết Trung thu độc đáo của các nước trên thế giới

GD&TĐ - Một điều khá thú vị mà nhiều người ít biết đến là, không chỉ riêng Việt Nam, Tết Trung thu còn là lễ hội truyền thống ở nhiều nước châu Á khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines...

Khám phá phong tục đón Tết Trung thu độc đáo của các nước trên thế giới
Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia lại có những bản sắc và phong tục riêng, chúng ta hãy cùng nhau khám phá nhé!.
Trung Quốc
Khám phá phong tục đón Tết Trung thu độc đáo của các nước trên thế giới ảnh 1

Tết Trung Thu ở Việt Nam và Trung Quốc khá giống nhau, nhưng mỗi nơi đều có giá trị khác nhau phù hợp với thuần phong mỹ tục của đất nước, hướng tới những điều tốt đẹp. Đây là một dịp vô cùng quan trọng và ý nghĩa để người thân trong gia đình dù ở xa đến đâu, cũng sẽ về quây quần bên gia đình, dùng chung một bữa cơm sum họp.

Mâm cỗ của người Trung Quốc đã có sự đa dạng hơn với đủ loại bánh ngon, nổi bật nhất là bánh Trung thu với hình tròn biểu tượng cho sự đoàn viên, viên mãn. Bánh ngon khi bên ngoài lớp vỏ được nướng vàng đều, bên trong là vị ngọt bùi, thanh tao của hạt sen, đậu xanh hay béo thơm của trứng muối.

Cũng như ở Việt Nam, trẻ em Trung Quốc sẽ được hưởng một mùa Trăng đầy ấm áp với những tiết mục rước đèn, xem múa lân, ăn bánh. Bên cạnh đó còn có cho những hoạt động khá thú vị và đặc sắc riêng như: tế trăng, thả đèn hoa đăng, thưởng rượu, giải câu đố.

Nhật Bản
Otsukimi

Otsukimi

Ở Nhật Bản, Tết Trung thu được gọi là Tsukimi - lễ hội ngắm trăng. Vào ngày này, người Nhật sẽ làm những món bánh truyền thống của mình, sau đó họ đặt những khay bánh ở kế bên hiên nhà. Họ quan niệm rằng nếu có trẻ em đến tự ý ăn bánh nhà mình thì họ sẽ gặp rất nhiều may mắn trong năm.
Vào ngày  Lễ ngắm trăng (Otsukimi này), người Nhật thường bày bánh Tsukimi Dango theo hình tam giác trên một kệ gỗ, bên cạnh là bình cỏ susuki sau đó đặt mâm bánh ở bất cứ nơi nào có thể ngắm trăng rõ nhất, để vừa ăn bánh, vừa ngắm trăng, còn trẻ em được cha mẹ sắm cho những chiếc đèn lồng cá chép để tham gia vào hội rước đèn. Đèn lồng cá chép ở Nhật tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các bé trai
Truyền thuyết về tết Trung thu ở Nhật chỉ xuất hiện hình ảnh chú thỏ ngọc thay cho hình ảnh chị Hằng, chú Cuội và cả thỏ ngọc dễ thương như ở Việt Nam và hầu hết các nước Châu Á khác.
Ngoài 15/8 âm lịch, Otsukimi được tổ chức lần 2 vào khoảng 1 tháng sau - ngày 13/9 âm lịch, đêm 13 này còn được gọi là "trăng sau". Người Nhật quan niệm rằng một khi đã ngắm trăng đêm 15 thì nhất định phải ngắm trăng vào đêm 13.
Bởi nếu chỉ ngắm trăng đêm 15 thì chắc chắn sẽ gặp xui xẻo hay tai họa, điều kiêng kị này trong tiếng Nhật được gọi là "Kata-tsukimi". Đây cũng là một nét khác biệt của Otsukimi Nhật Bản.
Hàn Quốc
Khám phá phong tục đón Tết Trung thu độc đáo của các nước trên thế giới ảnh 3
Ngày lễ rằm tháng 8 ở Hàn Quốc có tên Chuseok. Vào những ngày quan trọng này, người Hàn Quốc sẽ được nghỉ 3 ngày (14, 15 và 16 tháng 8 âm lịch) để về nhà và tề tựu bên những người thân yêu và gửi cho bạn bè, người thân của họ những món quà xuất phát từ tấm lòng.
Trong ngày lễ Chuseok, người Hàn sử dụng các sản phẩm mới gặt hái được như thịt, cá, rau, hoa quả, bánh gạo... để chế biến các món ăn thành kính dâng lên tổ tiên, còn trẻ em thì mặc trang phục truyền thống như người lớn, được vui chơi và ăn bánh trung thu.
Bánh Trung thu Hàn Quốc gọi là Songpyeon, được làm từ bột gạo, đậu xanh, đường và lá thông, có hình trăng khuyết hoặc hình bán nguyệt chứ không phải hình tròn hoặc vuông như bánh trung thu ở nhiều nước châu Á. Ngoài màu trắng truyền thống, bánh còn được biến tấu với màu hồng, xanh đậm, vàng,…
Thái Lan
Các cô gái Thái Lan nhảy múa trong "Tết cầu trăng" đêm Rằm tháng Tám.

Các cô gái Thái Lan nhảy múa trong "Tết cầu trăng" đêm Rằm tháng Tám.

Tết Trung thu ở Thái Lan được gọi là “lễ cầu trăng”, tổ chức vào đúng ngày 15/8 âm lịch. Trong đêm Trung thu ở Thái, tất cả già trẻ gái trai đều phải tham gia lễ cúng trăng, mọi người sẽ ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất.
Phía trên bàn thờ sẽ bày quả đào và bánh Trung thu. Người Thái tin làm vậy Bát Tiên sẽ giúp mang đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm, và các vị thần tiên sẽ ban phước lành cho mọi người.
Bởi vậy, bánh Trung Thu ở Thái Lan có hình dạng giống quả đào. Trong ngày này, người Thái cũng thường ăn bưởi – loại quả tượng trưng cho sự viên mãn, xum vầy và ngọt ngào.
Malaysia
Đây cũng là một dịp sum họp của nhiều gia đình người Malaysia, giống như Lễ Tạ Ơn.

Đây cũng là một dịp sum họp của nhiều gia đình người  Malaysia, giống như Lễ Tạ Ơn.

Tết Trung Thu Malaysia bắt đầu từ ngày 19/9 được đánh dấu bằng Lễ hội bánh Trung Thu và Lễ hội Lồng Đèn. Lễ hội này đánh dấu sự kết thúc của mùa thu hoạch và là một biểu tượng cho nền hòa bình và sự thịnh vượng mà người dân mong muốn.
Người Malaysia cũng thường làm bánh Trung thu trong ngày rằm tháng 8. Ngoài ra, họ cũng thắp đèn lồng trong ngày này. Trong suốt mùa lễ hội, bánh Trung thu được bày bán ở hầu hết các quầy hàng. Báo chí và truyền hình cũng đều có nội dung hướng về ngày lễ truyền thống này.
Trong ngày này, người dân cũng tổ chức múa lân, múa sư tử và các hoạt động vui chơi giải trí được yêu thích khác.
Philippines
Bánh nướng trong dịp tết Trung Thu của người Philipines.

Bánh nướng trong dịp tết Trung Thu của người Philipines.

Tết Trung thu ở Philippines thường được tổ chức và lưu truyền bởi những người gốc Hoa, sinh sống và làm việc tại nước bản địa. Trong ngày Tết Trung thu, người gốc Hoa sống ở Philippines thường làm bánh trung thu rồi chia sẻ cho tất cả người thân, bạn bè và hàng xóm của mình.
Bánh trung thu ở Philippines, thường được gọi là Hopia (bánh nướng ngon), gồm nhiều "phiên bản" như hopiang mungo (bán nướng đậu xanh), hopiang baboy (bánh nướng thịt heo), hopiang Hapon (Bánh nướng Nhật Bản), hopiang ube (bánh nướng khoai lang tím)...
Ngoài ra, trong ngày tết ngắm trăng, người Philippines tham gia vào một trò chơi có tên là Xúc xắc trung thu.
Campuchia
Khám phá phong tục đón Tết Trung thu độc đáo của các nước trên thế giới ảnh 7
Lễ hội trông trăng ở Campuchia diễn ra muộn hơn hẳn, thường là vào rằm tháng 10 âm lịch chứ không phải vào 15/8 như các nước khác. Lễ hội này thường được gọi là lễ hội Ok Om Pok, thường được tổ chức vào ban đêm với các lễ vật như cốm dẹp, chuối, khoai, mía…
Trong lễ hội người ta thường tổ chức cuộc thi thả đèn gió. Đèn gió bay lên cao tượng trưng cho những ước vọng, niềm tin của người thả gửi tới thần mặt trăng, để cầu mong viên mãn.
Singapore
Khám phá phong tục đón Tết Trung thu độc đáo của các nước trên thế giới ảnh 8
Truyền thống từ xưa để lại, Tết trung thu được người Hoa tổ chức tại Singapore thường rơi vào tháng 9 dương lịch nhằm tưởng nhớ đến công lao to lớn của nàng Hằng Nga – người vợ thảo hiền nhưng có một ông chồng cai trị độc ác.
Truyền thuyết kể lại rằng, nàng đã uống tiên dược có tác dụng trường sinh bất tử với mục đích chấm dứt những hành động đầy tội ác của chồng mình.
Trung thu là dịp lý tưởng để người dân Singapore tặng quà cho người thân, bạn bè, đặc biệt là những đối tác làm ăn của họ. Món quà vừa ý nghĩa vừa thiết thực nhất chính là bánh Trung thu. Những chiếc bánh đầy sáng tạo của người Singapore gồm có: bánh dẻo nhân trà xanh, bánh nướng nhân bí đỏ hoặc sầu riêng, bánh trung thu lạnh cùng những hình dáng bánh là những nhân vật hoạt hình đáng yêu. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các chiến binh Houthi cùng hệ thống 2K12 Kub.

Ác mộng với tiêm kích Mỹ

GD&TĐ - Lực lượng Ansar Allah (Houthi) ở Yemen tuyên bố đã bắn hạ một tiêm kích hạm F/A-18 của Hải quân Mỹ khi tham gia chiến dịch tấn công Houthi.