Khám phá Lam Kinh

GD&TĐ - Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thọ Xuân, Thanh Hóa) hiện còn lưu giữ nhiều công trình bề thế, với lịch sử hàng trăm năm.

Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Ảnh: LT.
Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Ảnh: LT.
Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh được quy hoạch rộng 200ha thuộc địa bàn 2 huyện Thọ Xuân và Ngọc Lặc (Thanh Hóa), cách trung tâm TP Thanh Hóa 50km về phía Tây Bắc. Đây là nơi anh hùng dân tộc Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Sau khi chiến thắng quân giặc, năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Lê Thái Tổ và đặt tên nước là Đại Việt. Ảnh: LT.
Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh được quy hoạch rộng 200ha thuộc địa bàn 2 huyện Thọ Xuân và Ngọc Lặc (Thanh Hóa), cách trung tâm TP Thanh Hóa 50km về phía Tây Bắc.

Đây là nơi anh hùng dân tộc Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Sau khi chiến thắng quân giặc, năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Lê Thái Tổ và đặt tên nước là Đại Việt. Ảnh: LT.

Nhà vua đóng đô ở kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Năm 1430, vua Lê Lợi cho đổi tên Lam Sơn thành Lam Kinh (còn gọi là Tây Kinh để phân biệt với Đông Kinh - Hà Nội). Kể từ đó, Lam Kinh được xây dựng với nhiều điện miếu, lăng tẩm quy mô lớn để thờ cúng tổ tiên và là nơi an nghỉ của các nhà vua triều Hậu Lê. Trải qua lịch sử hàng trăm năm, khu hoàng thành, cung điện và thái miếu của kinh thành Lam Kinh vẫn được giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay. Cách bố trí hình bàn cờ gồm khu ngọ môn, sân rồng, chính điện, thái miếu,… Ảnh: LT.
Nhà vua đóng đô ở kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Năm 1430, vua Lê Lợi cho đổi tên Lam Sơn thành Lam Kinh (còn gọi là Tây Kinh để phân biệt với Đông Kinh - Hà Nội). Kể từ đó, Lam Kinh được xây dựng với nhiều điện miếu, lăng tẩm quy mô lớn để thờ cúng tổ tiên và là nơi an nghỉ của các nhà vua triều Hậu Lê.

Trải qua lịch sử hàng trăm năm, khu hoàng thành, cung điện và thái miếu của kinh thành Lam Kinh vẫn được giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay. Cách bố trí hình bàn cờ gồm khu ngọ môn, sân rồng, chính điện, thái miếu,… Ảnh: LT.

Trên sông Ngọc có bắc một cây cầu tên là Tiên Loan Kiều hình cánh cung làm bằng đá, với chiều dài 17m. Cầu còn có tên gọi khác là Cầu Bạch, uốn cong bắc qua sông Ngọc, nằm trên trục đường chính dẫn vào khu trung tâm chính điện Lam Kinh. Ảnh: LT.
Trên sông Ngọc có bắc một cây cầu tên là Tiên Loan Kiều hình cánh cung làm bằng đá, với chiều dài 17m. Cầu còn có tên gọi khác là Cầu Bạch, uốn cong bắc qua sông Ngọc, nằm trên trục đường chính dẫn vào khu trung tâm chính điện Lam Kinh. Ảnh: LT.
Qua Cầu Bạch chừng 20m về phía Đông Bắc là Giếng cổ Lam Sơn. Tương truyền, giếng cổ đã có cách đây trên 700 năm. Nước giếng trong xanh quanh năm không cạn, bờ Bắc được lát bậc đá lên xuống, cung cấp nước cho điện Lam Kinh. Ảnh: LT.
Qua Cầu Bạch chừng 20m về phía Đông Bắc là Giếng cổ Lam Sơn. Tương truyền, giếng cổ đã có cách đây trên 700 năm. Nước giếng trong xanh quanh năm không cạn, bờ Bắc được lát bậc đá lên xuống, cung cấp nước cho điện Lam Kinh. Ảnh: LT.
Để vào sân chầu, du khách sẽ đi qua Ngọ Môn, còn được gọi là Nghi Môn. Nền Ngọ Môn rộng khoảng 11m, dài 15m, có 3 cửa ra vào. Trong đó, cửa giữa rộng gần 3m, cửa 2 bên rộng gần 1,9m. Phía trước Ngọ Môn đặt 2 tượng Nghê đá liền đế hình chữ nhật để canh gác cổng. Ảnh: LT.
Để vào sân chầu, du khách sẽ đi qua Ngọ Môn, còn được gọi là Nghi Môn. Nền Ngọ Môn rộng khoảng 11m, dài 15m, có 3 cửa ra vào. Trong đó, cửa giữa rộng gần 3m, cửa 2 bên rộng gần 1,9m. Phía trước Ngọ Môn đặt 2 tượng Nghê đá liền đế hình chữ nhật để canh gác cổng. Ảnh: LT.
Khu di tích Lam Kinh còn lưu giữ được nét đẹp của không gian làng cổ Việt Nam, với cây đa, giếng nước, sân đình. Bên phải sân rồng (còn gọi là sân chầu) là cây đa thị tuổi đời hàng trăm năm tuổi, có kích thước chục người ôm mới xuể. Ảnh: LT.
Khu di tích Lam Kinh còn lưu giữ được nét đẹp của không gian làng cổ Việt Nam, với cây đa, giếng nước, sân đình. Bên phải sân rồng (còn gọi là sân chầu) là cây đa thị tuổi đời hàng trăm năm tuổi, có kích thước chục người ôm mới xuể. Ảnh: LT.
Năm 2013, cây Đa Thị đã được công nhận là cây di sản Việt Nam. Ảnh: LT.
Năm 2013, cây Đa Thị đã được công nhận là cây di sản Việt Nam. Ảnh: LT.
Sân Rồng nằm phía sau Ngọ Môn là một trong những công trình có diện tích lớn trong khu trung tâm điện Lam Kinh. Sân trải rộng khắp bề ngang chính điện và đến sát thềm hai nhà tả vu và hữu vu với tổng diện tích hơn 3.500 m2. Giữa sân có 3 lối đi lên Chính Điện theo bậc thềm Rồng, lối chính giữa dành cho vua đi. Ảnh: LT.
Sân Rồng nằm phía sau Ngọ Môn là một trong những công trình có diện tích lớn trong khu trung tâm điện Lam Kinh. Sân trải rộng khắp bề ngang chính điện và đến sát thềm hai nhà tả vu và hữu vu với tổng diện tích hơn 3.500 m2. Giữa sân có 3 lối đi lên Chính Điện theo bậc thềm Rồng, lối chính giữa dành cho vua đi. Ảnh: LT.
Tượng rồng đá ở bậc thềm Rồng đi lên Chính Điện Lam Kinh. Ảnh: LT.

Tượng rồng đá ở bậc thềm Rồng đi lên Chính Điện Lam Kinh. Ảnh: LT.

Chính Điện Lam Kinh được bố trí theo hình chữ Công gồm 3 tòa điện lớn xây trên nền đất rộng gồm: Quang Đức, Sùng Hiếu và Diên Khánh. Đây là công trình kiến trúc gỗ quy mô, với hàng cột cái của cả ba điện với đường kính gương tảng 0,75m. Ảnh: LT.
Chính Điện Lam Kinh được bố trí theo hình chữ Công gồm 3 tòa điện lớn xây trên nền đất rộng gồm: Quang Đức, Sùng Hiếu và Diên Khánh. Đây là công trình kiến trúc gỗ quy mô, với hàng cột cái của cả ba điện với đường kính gương tảng 0,75m. Ảnh: LT.
Điện Quang Đức và Diên Khánh đều có 7 gian 2 chái, gian giữa rộng nhất, 2 gian đầu hồi rộng 2m tạo thành hành lang bao quanh Điện. Điện dọc ở giữa là Sùng Hiếu nối giữa 2 nhà có 5 gian. Nằm sau khu chính điện là Thái miếu Lam Kinh gồm 9 tòa được bài trí trang nghiêm, là nơi thờ cúng tổ tiên, các vị vua và hoàng thái hậu nhà Lê. Tuy nhiên, hiện mới có 5 Thái Miếu được tôn tạo, phục dựng. Ảnh: LT.
Điện Quang Đức và Diên Khánh đều có 7 gian 2 chái, gian giữa rộng nhất, 2 gian đầu hồi rộng 2m tạo thành hành lang bao quanh Điện. Điện dọc ở giữa là Sùng Hiếu nối giữa 2 nhà có 5 gian.

Nằm sau khu chính điện là Thái miếu Lam Kinh gồm 9 tòa được bài trí trang nghiêm, là nơi thờ cúng tổ tiên, các vị vua và hoàng thái hậu nhà Lê. Tuy nhiên, hiện mới có 5 Thái Miếu được tôn tạo, phục dựng. Ảnh: LT.

Hoa văn khắc bên trong tòa Chính Điện Lam Kinh. Ảnh: LT.

Hoa văn khắc bên trong tòa Chính Điện Lam Kinh. Ảnh: LT.

Nằm trong quần thể khu di tích Lam Kinh còn có lăng mộ vua Lê Lợi (Vĩnh Lăng). Lăng mộ được xây dựng trên nền đất bằng phẳng, cách điện Lam Kinh khoảng 50m. Bố cục và phong cách mai táng của Vĩnh Lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm. Lăng mộ được đắp đất có kích thước hình vuông, với các cạnh tương đối bằng nhau 4,4 x 1m. Phía trước lăng mộ là 2 tượng quan hầu, 4 đôi tượng giống tạc bằng đá đối nhau để canh gác, trấn trạch phần mộ. Ảnh: LT.
Nằm trong quần thể khu di tích Lam Kinh còn có lăng mộ vua Lê Lợi (Vĩnh Lăng). Lăng mộ được xây dựng trên nền đất bằng phẳng, cách điện Lam Kinh khoảng 50m. Bố cục và phong cách mai táng của Vĩnh Lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm.

Lăng mộ được đắp đất có kích thước hình vuông, với các cạnh tương đối bằng nhau 4,4 x 1m. Phía trước lăng mộ là 2 tượng quan hầu, 4 đôi tượng giống tạc bằng đá đối nhau để canh gác, trấn trạch phần mộ. Ảnh: LT.

Bia Vĩnh Lăng dựng cách lăng mộ khoảng 300m, được làm bằng đá trầm tích biển nguyên khối, cao 2,97m, rộng 1,94m, dày 0,27m đặt trên lưng rùa lớn cùng chất liệu với đá. Ước tính rùa và bia đá có trọng lượng khoảng 18 tấn. Ảnh: LT.
Bia Vĩnh Lăng dựng cách lăng mộ khoảng 300m, được làm bằng đá trầm tích biển nguyên khối, cao 2,97m, rộng 1,94m, dày 0,27m đặt trên lưng rùa lớn cùng chất liệu với đá. Ước tính rùa và bia đá có trọng lượng khoảng 18 tấn. Ảnh: LT.
Năm 2013, bia Vĩnh Lăng được xếp hạng là bảo vật quốc gia. Trong ảnh là hướng dẫn viên du lịch khu di tích Lam Kinh đang giới thiệu về bia Vĩnh Lăng. Ảnh: LT.
Năm 2013, bia Vĩnh Lăng được xếp hạng là bảo vật quốc gia. Trong ảnh là hướng dẫn viên du lịch khu di tích Lam Kinh đang giới thiệu về bia Vĩnh Lăng. Ảnh: LT.

Năm 1962, Lam Kinh đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến năm 2012, khu di tích Lam Kinh tiếp tục được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Ngày nay, cứ đến ngày 21 (giỗ Lê Lai) và 22 (giỗ Lê Lợi) tháng 8 Âm lịch hàng năm, nhân dân trong vùng lại tổ chức lễ hội Lam Kinh để tưởng nhớ công ơn các bậc tiền nhân.

Bà Bùi Ánh Tuyết - Phó Trưởng ban quản lý di tích cho biết: Trong 5 tháng đầu năm 2023, khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh đã đón gần 150 nghìn lượt du khách tới tham quan, học tập.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Đơn vị cung cấp Du Lịch Đỉnh - Khám Phá Trải Nghiệm uy tínTour Mỹ trọn gói