Trong suốt dòng chảy lịch sử của Phật giáo Việt Nam, mỹ thuật luôn luôn là công cụ biểu đạt, truyền bá và hoằng dương tư tưởng Giác ngộ Giải thoát của Phật giáo. Bên cạnh hệ thống di sản vô giá của các loại hình mỹ thuật như kiến trúc, điêu khắc trang trí, nghệ thuật hội họa, đồ họa ứng dụng, mỹ thuật Phật giáo đã thể hiện sinh động lịch sử trên hai nghìn năm của Phật giáo Việt Nam.
Với mục đích của đạo phật là giác ngộ và giải thoát, nên nghệ thuật phật giáo ca ngợi, tôn vinh sự giải thoát tối thượng. Các tác phẩm đều là sự ngộ đạo theo nhiều mức độ khác nhau. Mỹ thuật phật giáo xuất phát từ tâm từ bi của tam tạng kinh điển từ trái tim dũng cảm của mỗi người nghệ sĩ theo cung bậc tình cảm. Hoạt động mỹ thuật phật giáo nội bật trong những năm vừa qua có thể kể đến các triển lãm do các phật tử và nòng cốt là của nhóm nghệ sĩ phật tử.
Tác phẩm Nhất Tâm của tác giả Trần Lưu Mỹ |
Triển lãm mỹ thuật phật giáo đương đại tại bảo tàng trường đại học Mỹ thuật Việt Nam. Triển lãm trưng bày 51 tác phẩm hội họa, 08 tác phẩm điêu khắc của 60 Hoạ sỹ, Phật tử, Điêu khắc gia những người đã và đang có các sáng tác thể hiện nhiều góc nhìn về các giá trị tốt đẹp của Phật giáo trong đời sống.
Những tác phẩm được thể hiện theo 5 chủ đề hay còn gọi là phong cách nghệ thuật chính như: nội dung trong tam tạng kinh điển, sự hòa nhập của đạo phật trong đời sống của nhân loại thể hiện sự tiệm ngộ trong quá trình tu tập và tu hành phật pháp tái hiện nghệ thuật phật giáo theo phong cách truyền thống, tái hiện nguyên bản kinh văn chuyên môn phạm tự chữ tạ Việt Hán nôm tranh tượng phật giáo Mala và Thangka cổ xưa.
Tác phẩm Quy Y của tác giả Nguyễn Thành Chương |
Các tác phẩm triển lãm hầu hết được sáng tác trong giai đoạn từ 2010 đến 2017, trong đó có sự tham gia của các danh họa có chuyên môn cao như: Họa sĩ Nguyễn Thành Chương với tác phẩm Quy Y, thể hiện trên chất liệu sơn mài và nhà nghiên cứu văn hóa Phan Cẩm Thượng với tác phẩm “đường đi lấy kinh” được thể hiện bằng chất liệu sơn mài.
Nhiều tác giả cao niên và trẻ tuổi tại nhiều tỉnh thành trong cả nước thể hiện với nhiều chất liệu khác nhau như: sơn mài, sơn dầu, lụa, mực nho, đồng, gỗ kính tạo nên một không gian triển lãm đa dạng trong phong cách chất liệu trang trọng. Hướng vào mỹ cảm với tâm từ bi và trí tuệ là thông điệp mà các tác giả đã thể hiện bằng những tác phẩm được trưng bày triển lãm mỹ thuật phật giáo đương đại năm 2017.
Tác phẩm Tịnh Tâm của tác giả Lê Văn Hùng |