Khai mạc Lễ hội Hoa anh đào - Điện Biên Phủ năm 2024

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tối 12/1, tại Quảng trường 7/5 , tỉnh Điện Biên tổ chức khai mạc Lễ hội Hoa anh đào - Điện Biên Phủ năm 2024.

Chương trình văn nghệ đêm khai mạc Lễ hội Hoa anh đào - Điện Biên Phủ năm 2024.
Chương trình văn nghệ đêm khai mạc Lễ hội Hoa anh đào - Điện Biên Phủ năm 2024.

Tham dự lễ khai mạc có bà Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng Ban Dân vận Trung ương; các ông: Trần Quốc Cường - Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên; Lê Thành Đô - Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên. Về phía Nhật Bản có ông Yamada Takio - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, ông Vừ A Bằng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, Trưởng Ban tổ chức cho biết: “Lễ hội Hoa anh đào - Điện Biên Phủ đã trở thành thương hiệu, điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước. Lễ hội còn góp phần làm phong phú thêm nguồn tài nguyên, sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh.

Đây còn là cơ hội để tăng cường giao lưu, thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị, đưa hình ảnh, văn hóa Nhật Bản đến với đông đảo nhân dân tỉnh Điện Biên và khu vực Tây Bắc. Qua đó, hình thành liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ".

Ông Vừ A Bằng nhấn mạnh, Lễ hội là điều kiện để mở ra cơ hội hợp tác đầu tư và giúp quảng bá, lan tỏa hình ảnh, bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên trong thời gian tới.

Tại lễ khai mạc, Đại sứ Yamada Takio tin tưởng Lễ hội Hoa anh đào - Điện Biên Phủ lần này sẽ góp phần giúp người dân, du khách thêm thấu hiểu về hai nước, nhất là về văn hóa và lịch sử giao lưu lâu đời giữa Nhật Bản và Việt Nam, vốn là nền tảng của quan hệ song phương đang ngày càng phát triển.

Tiết mục văn nghệ mang nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản.

Tiết mục văn nghệ mang nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản.

Điểm nhấn của lễ khai mạc là chương trình nghệ thuật với chủ đề “Trải nghiệm Pá Khoang - Ngắm hoa anh đào” gồm 3 chương: “Ấn tượng Điện Biên”, “Vẻ đẹp bất tận” và “Tình hữu nghị Việt - Nhật”.

Các tiết mục được dàn dựng công phu, khoa học với những ca khúc, trang phục, hình ảnh làm nổi bật nét đặc trưng về văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên, về văn hóa truyền thống và con người đất nước Nhật Bản, cũng như sự giao thoa văn hóa Việt-Nhật.

Các hoạt động chính của Lễ hội Hoa anh đào - Điện Biên Phủ năm 2024 sẽ diễn ra đến hết ngày 14/1 và được tổ chức tại Đảo hoa, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ. Trong đó, nổi bật là biểu diễn giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản; tiệc rượu “Sake - Mông Pê” và “Lẩu thắng cố - Lẩu Oden”; thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên”; phiên chợ rau quả, nông sản, triển lãm sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao và trưng bày các sản phẩm OCOP; giới thiệu các sản phẩm văn hóa, du lịch địa phương.

Ngoài ra, Lễ hội còn có nhiều hoạt động giao lưu, thi đấu thể thao như: Giải chạy “Điện Biên Phủ Marathon 2024”, giải Đua thuyền Kayak mở rộng, trải nghiệm trò chơi dân gian của Việt Nam và Nhật Bản...

Các hoạt động chính của Lễ hội sẽ diễn ra tại Đảo hoa, xã Pá Khoang, TP Điện Biên Phủ.

Các hoạt động chính của Lễ hội sẽ diễn ra tại Đảo hoa, xã Pá Khoang, TP Điện Biên Phủ.

Lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2024 còn là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (21/9/1973 – 21/9/2023), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), 115 năm ngày thành lập tỉnh Điện Biên (28/6/1909 - 28/6/2024) và 75 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Điện Biên (10/10/1949 -10/10/2024).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhóm tác giả nghiên cứu bột vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt giúp nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.

Vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt

GD&TĐ - Thức ăn hữu cơ từ bột vỏ sầu riêng lên men giúp vịt mau lớn, tăng sức đề kháng là sản phẩm của nhóm HS Trường THPT Huỳnh Tấn Phát (Bình Đại, Bến Tre).
Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.