Khác lạ cuộc sống học đường ở Hàn Quốc

GD&TĐ - Thành phố Pyeong Chang, Hàn Quốc, sắp bước vào ngày hội Olympic mùa đông. Một lượng lớn khán giả phương Tây sẽ tới Hàn Quốc và một trong những thông tin họ quan tâm là cuộc sống học đường ở Hà Quốc khác biệt thế nào với phương Tây. Báo Washington Post đi tìm câu trả lời.

Khác lạ cuộc sống học đường ở Hàn Quốc

Cuộc sống gắn với học thêm

Trong khi học sinh Mỹ khá xa lạ với học hành căng thẳng thì văn hoá giáo dục tại Hàn Quốc biến điều đó trở thành bình thường.

“Tôi chịu nhiều áp lực từ trường học giống như mọi người Hàn Quốc khác” – Jackie Yoo, 25 tuổi, sinh tại Mỹ những cùng gia đình chuyển về Hàn Quốc năm 4 tuổi và học ở đó cho tới THPT.

“Từ lớp 1, tôi nhớ đã phải học thêm toán sau khi tan trường, và sau đó là học đàn piano và ba lê” – Yoo nhớ lại.

Cuộc sống học đường ở Hà Quốc có nhiều điều khác biệt. Bên cạnh trường học chính khoá, nhiều phụ huynh cho con đăng kí học tại các trung tâm ôn luyện văn hoá (ở Hàn Quốc gọi là hagwon). Sau khi tan trường học sinh đến hagwon để học tiếp.

“Tại Mỹ, chúng tôi cũng học thêm nhưng là trong trường hợp như không có kết quả tốt ở môn Toán hay tiếng Tây Ban Nha – bạn phải học thêm 1 đến 3 tiếng” – Jason Barlett, 24 tuổi, cử nhân Đại học Georgetown tại Washington D.C, từng học đại học và dạy trong một hagwon, cho biết.

“Tại Hàn Quốc, phụ huynh đăng kí cho con học hagwon trong nhiều năm các môn Tiếng Anh, Toán – thậm chí cả khi con rất giỏi. Nghĩa là con họ không chỉ phải tiến bộ hơn mà phải là xuất sắc nhất, vượt trội và không bị tụt lại sau” – Jason nói.

Học sinh Hàn Quốc “gắn dính” với hagwon cho tới nửa đêm. Chính phủ thậm chí phải ban lệnh “giới nghiêm” – không được mở cửa sau 10 giờ đêm.

Nguyên nhân chính phải vùi đầu ở hagwon là kì thi tuyển sinh đại học (Suneung). Không phải hiếm trường hợp trẻ mầm non đã vào hagwon.

Trẻ Hàn Quốc học tiếng Anh từ khi còn rất nhỏ nhưng có nhiều cách học “lạ kì”.

“Thay vì lớn lên cùng những bộ phim Hàn Quốc truyền thống, phần lớn thời gian ở trường chúng tôi xem các bộ phim nước ngoài nói tiếng Anh để chúng tôi có thể học Anh ngữ” – You cho biết.

Cuồng nhiệt K-pop

Nhưng cuộc sống của trẻ em Hàn Quốc không chỉ có trường học. Giống như trẻ em Mỹ, trẻ em Hàn tìm cách giải trí với điện thoại thông minh. Khoảng 72% có thiết bị điện tử này ở tuổi 12 – theo một khảo sát năm 2016 trên tạp chí Máy tính trong hành vi con người. Hầu hết sử dụng dịch vụ nhắn tin miễn phí được gọi là Kakao Talk (gọi tắt là KaTalk) để liên lạc.

“Chúng tôi không sử dụng tin nhắn qua mạng điện thoại. Chúng tôi sử dụng ứng dụng này bởi có thể liên lạc với nhau miễn phí bằng gọi điện video miễn phí” – You nói.

Một chủ đề nóng được thảo luận trên Kakao Talk và trong nhà ăn trưa là K-pop. Các ban nhạc nam và nữ Hàn Quốc được hâm mộ kinh khủng. Được hâm mộ số một là BST, ban nhạc nam 7 thành viên với hơn 8 triệu người theo dõi trên Instagram.

Những người hâm mộ K-pop quan tâm nhiều hơn tới âm nhạc. Họ bị ám ảnh với những thông tin và phong cách sống của những ngôi sao nhạc pop.

“Trẻ luôn cập nhật phong cách từ ăn mặc, âm nhạc cho đến kiểu tóc, màu tóc của các ca sĩ K-pop”.

Hàn Quốc có dân số 51,3 triệu người trong đó thành phố lớn nhất Seoul có 9,8 triệu người.

Khi chào đời, trẻ Hàn Quốc được coi là 1 tuổi. Mọi người đều được thêm 1 tuổi vào ngày 1/1. Vì vậy, nếu bạn là một người Hàn Quốc được sinh vào giữa tháng 12, bạn sẽ được coi là 2 tuổi trong khi tại Mỹ sẽ chỉ được tính là 2 tuần tuổi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ