Khắc ghi những tấm gương hy sinh anh dũng của người chiến sĩ công an vì dân quên mình

GD&TĐ - Đã qua rồi những tháng năm khói lửa chiến tranh nhưng máu của những người chiến sĩ Công an Nhân dân vẫn đổ vì sự bình yên của nhân dân.

Trong nhiều năm qua, dù không còn chiến tranh nhưng năm nào cũng đều có những chiến sĩ công an phải “đổ máu” giữa thời bình.
Trong nhiều năm qua, dù không còn chiến tranh nhưng năm nào cũng đều có những chiến sĩ công an phải “đổ máu” giữa thời bình.

Có lẽ, hiếm có đất nước nào trên thế giới mà số lượng liệt sĩ lại nhiều như ở Việt Nam. Trước đây, họ ngã xuống vì nền độc lập tự do của cả một dân tộc. Chiến tranh đã qua đi nhiều thập kỷ, thế nhưng ngay giữa thời bình, vẫn có những người lính, người chiến sĩ Công an Nhân dân khi lên đường làm nhiệm vụ đã ra đi mãi mãi chẳng trở về. Các anh ngã xuống để lại biết bao đau thương cho người thân, những người đồng đội và hàng triệu người dân trên đất nước anh hùng này.

Khi đất nước đã im tiếng súng chiến trường, sự hy sinh của những chiến sĩ Công an Nhân dân lại càng đáng trân trọng, càng khơi gợi trách nhiệm của những người đang sống trong một xã hội tốt đẹp hơn.

Tháng 8 hàng năm, những người đang công tác trong lực lượng Công an Nhân dân có một ngày truyền thống thật ý nghĩa. Đây là ngày mà hàng triệu người dân trên đất nước Việt Nam gửi những lời chúc đến các chiến sĩ Công an Nhân dân để bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn đối với những người đã và đang ngày đêm giữ gìn, bảo vệ hoà bình cho đất nước.

Tháng 8 năm nay, bản nhạc hào hùng, sục sôi để kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Công an Nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2022) có những nốt trầm thành kính, xót thương lẫn cảm phục.

Một thống kê buồn cho thấy, từ đầu tháng 8 đến nay, cả nước đã có 5 chiến sĩ Công an Nhân dân ngã xuống để bảo vệ cho sự bình yên của nhân dân. Đó là 3 chiến sĩ cảnh sát anh dũng hy sinh khi chiến đấu với giặc lửa, 1 đại úy Công an hy sinh trong khi truy đuổi tội phạm và 1 đại úy công an khác hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ hiện trường một vụ tai nạn giao thông.

3 chiến sĩ cảnh sát anh dũng hy sinh khi chiến đấu với “giặc lửa”

Hồi 13h11’ ngày 1/8, tiếp nhận tin báo về một vụ cháy tại địa chỉ số 231 Quan Hoa (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy), Trung tâm thông tin chỉ huy Công an TP. Hà Nội đã điều động 1 xe chỉ huy, 2 xe chữa cháy thuộc Công an quận Cầu Giấy đến hiện trường.

Ngay sau khi đến hiện trường đám cháy, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã thành lập Ban chỉ huy chữa cháy và CNCH, cử cán bộ chiến sĩ tham gia tổ trinh sát toàn bộ hiện trường đám cháy.

Tổ trinh sát đám cháy gồm 3 chiến sĩ đã triển khai trinh sát, tổ chức chữa cháy, hướng dẫn 8 người bị nạn thoát ra ngoài an toàn. Quá trình trinh sát, chỉ huy chữa cháy đồng thời triển khai mũi tấn công theo cầu thang bộ bên trong nhà để chữa cháy và phun nước làm mát cho cán bộ chiến sĩ tham gia chữa cháy.

Tổ trinh sát sau đó tiếp tục quay lên các tầng trên bên trong nhà với hy vọng tìm kiếm thêm những nạn nhân khác còn bị mắc kẹt. Khi 3 chiến sĩ cảnh sát lên tới tầng 4 thì các vật liệu làm trần giả, vật liệu trang trí bên trong nhà sập xuống cầu thang bộ và làm 3 cán bộ chiến sĩ hy sinh.

Danh tính các cán bộ chiến sĩ anh dũng hy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gồm: Trung tá Đặng Anh Quân (SN 1977, Đội trưởng, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an quận Cầu Giấy); Trung úy Đỗ Đức Việt (SN 1998, Cán bộ, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an quận Cầu Giấy); Binh nhì Nguyễn Đình Phúc (SN 2003, Chiến sỹ nghĩa vụ, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an quận Cầu Giấy).

3 chiến sĩ cảnh sát anh dũng hy sinh khi chiến đấu với "giặc lửa".

3 chiến sĩ cảnh sát anh dũng hy sinh khi chiến đấu với "giặc lửa".

Trước sự hy sinh anh dũng của 3 chiến sĩ cảnh sát, ngày 2/8, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 863/QĐ-CTN tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất cho các chiến anh vì đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 928/QĐ-TTg về việc cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 3 liệt sỹ.

UBND TP. Hà Nội trong ngày cũng đã ban hành Quyết định số 2674 về việc truy tặng Bằng khen thành tích đột xuất trong công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với 3 cán bộ, chiến sỹ công an hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Đảng ủy và lãnh đạo Công an TP. Hà Nội cũng đã quyết định tổ chức trọng thể lễ tang 3 liệt sĩ theo nghi thức của lực lượng Công an Nhân dân.

Đại úy Công an hy sinh trong khi truy đuổi tội phạm

Thực hiện kế hoạch tấn công trấn áp tội phạm trộm, cướp giật tài sản trên địa bàn huyện Lấp Vò và các địa bàn giáp ranh, Tổ công tác thuộc Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự kinh tế và ma túy, Công an huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã tổ chức mật phục, truy bắt tội phạm.

Đến khoảng 10h30’, ngày 4/8, qua nguồn tin báo của nhân dân, Tổ công tác phát hiện 2 đối tượng có hành vi trộm tài sản trên xe tải dọc tuyến Quốc lộ N2B (thuộc địa phận xã Bình Thành, huyện Lấp Vò) rồi bỏ chạy.

Nhận được tin báo Đại úy Hồ Tấn Dương (SN 1986, Phó đội trưởng, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự kinh tế và ma túy, Công an huyện Lấp Vò) cùng Thượng úy Nguyễn Thanh Danh nhanh chóng tổ chức truy bắt đối tượng đồng thời thông tin nhanh cho công an các địa bàn giáp ranh hỗ trợ.

Trong quá trình truy đuổi, do 2 đối tượng hung hãn, chống trả quyết liệt nên xảy ra tai nạn làm đổ xe của đối tượng và xe của hai chiến sĩ công an.

Cả 2 đối tượng và 2 cán bộ công an đều bị thương nặng và được đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, do vết thương sau tai nạn quá nặng, Đại úy Hồ Tấn Dương đã hy sinh khi đang trên đường đưa đi cấp cứu.

Di ảnh Đại úy Hồ Tấn Dương.

Di ảnh Đại úy Hồ Tấn Dương.

Năm 2006, Hồ Tấn Dương là chiến sĩ nghĩa vụ, Công an huyện Lấp Vò, sau đó được tuyển vào công an rồi lần lượt được đào tạo từ trung cấp Cảnh sát Nhân dân đến Đại học Cảnh sát Nhân dân với chuyên ngành điều tra trinh sát. Xuyên suốt trong quá trình công tác Đại úy Hồ Tấn Dương luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, được lãnh đạo tín nhiệm, đồng đội tin yêu, nhân dân quý mến.

Trước sự hy sinh anh dũng trong khi thực hiện nhiệm vụ của Đại úy Hồ Tấn Dương, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký quyết định truy thăng cấp bậc hàm từ Đại úy lên Thiếu tá đối với ông Hồ Tấn Dương,

Ngày 6/8, Đại tá Nguyễn Văn Hiểu, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp cùng đoàn Đảng ủy, Ban giám đốc, Ban Lãnh đạo Công an huyện Lấp Vò; cấp ủy, chính quyền địa phương cùng toàn thể cán bộ, chiến sĩ, bạn bè, thân tộc và gia đình tổ chức lễ truy điệu để tiễn biệt Đại úy Hồ Tấn Dương về nơi an nghỉ.

Đại úy công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ

Khoảng 22h ngày 14/8, nhận thông tin xảy ra một vụ tai nạn giao thông ở cầu Tân An (Quốc lộ 1, P. 5, TP. Tân An. Long An), Đại úy Nguyễn Lê Chí Công Hoàng Khôi (SN 1988, công tác tại Công an phường 5, TP. Tân An) cùng Tổ công tác đã xuống tham gia bảo vệ hiện trường.

Lúc này, nam thanh niên tên V.H.T. (SN 1995, trú huyện Châu Thành, tỉnh Long An) đã điều khiển xe máy với tốc độ cao trên Quốc lộ 1 và không làm chủ tốc độ nên đã tông trúng Đại úy Khôi. Cú va chạm mạnh khiến Đại úy Khôi văng ra xa và va đập vào thành cầu dẫn đến chấn thương nặng.

Đại úy Khôi và người điều khiển xe máy gây tai nạn được chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Mặc dù được các bác sĩ bệnh viện tận tình cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, Đại úy Khôi đã hy sinh vào rạng sáng 16/8, trước ngày truyền thống của lực lượng Công an Nhân dân có 3 ngày.

Di ảnh Đại úy Nguyễn Lê Chí Công Hoàng Khôi.

Di ảnh Đại úy Nguyễn Lê Chí Công Hoàng Khôi.

Đại diện Công an TP. Tân An cho biết, trong quá trình công tác, Đại úy Khôi luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Sáng ngày 17/8, Đại tá Lâm Minh Hồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Long An cùng đoàn Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh đã đến viếng lễ tang Đại úy Nguyễn Lê Chí Công Hoàng Khôi tại nhà cha mẹ ruột. Đại tá Lâm Minh Hồng đã gửi tới gia đình lời chia buồn sâu sắc nhất, đồng thời, chia sẻ nỗi đau thương, mất mát to lớn của gia đình Đại úy Nguyễn Lê Chí Công Hoàng Khôi.

Trong nhiều năm qua, dù không còn chiến tranh nhưng năm nào cũng đều có những chiến sĩ công an phải “đổ máu” giữa thời bình. Cuộc chiến đấu bảo vệ bình yên cho nhân dân ở mỗi thời điểm lại có sự khó khăn với nhiều loại tội phạm mới. Tuy nhiên, khi đã lựa chọn màu áo ấy, là các anh đã sẵn sàng đối mặt với thử thách, hiểm nguy. Đó cũng là sự tiếp nối đầy tự hào của lớp lớp cán bộ chiến sĩ Công an Nhân dân. Các anh ngã xuống nhưng những người đồng đội vẫn luôn khắc ghi, thực hiện tiếp những công việc còn dang dở. Tất cả vẫn luôn sẵn sàng để bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...