Khả năng băng Bắc Cực biến mất cao gấp 10 lần

GD&TĐ - Một báo cáo cho biết, Bắc Cực đã ấm lên nhanh hơn gấp 3 lần so với Trái đất.

Nhiệt độ trung bình hằng năm của Bắc Cực đã tăng 3,1 độ C.
Nhiệt độ trung bình hằng năm của Bắc Cực đã tăng 3,1 độ C.

Theo các nhà khoa học, khả năng băng Bắc Cực biến mất hoàn toàn vào mùa hè lớn hơn 10 lần, nếu Trái đất ấm lên 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Phát hiện đáng báo động đến từ Chương trình Giám sát và Đánh giá Bắc Cực (AMAP). Jason Box - nhà băng học tại Cơ quan Khảo sát Địa chất Đan Mạch và Greenland, cho biết: “Bắc Cực là một điểm nóng thực sự của tình trạng khí hậu ấm lên”.

Trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ, từ năm 1971 - 2019, nhiệt độ trung bình hằng năm của Bắc Cực đã tăng 3,1 độ C, so với 1 độ C của toàn hành tinh nói chung.

Con số này là minh chứng cho thấy sự gia tăng nhiệt độ nhiều hơn đáng kể so với những gì các nhà khoa học dự đoán. Trong một báo cáo năm 2019, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) của Liên Hợp Quốc kết luận, nhiệt độ không khí bề mặt Bắc Cực có thể đã tăng “hơn gấp đôi mức trung bình toàn cầu”.

Theo các nhà nghiên cứu, một bước ngoặt xảy ra vào năm 2004 khi nhiệt độ ở Bắc Cực tăng cao. Tuy nhiên, nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa được giải thích. Kể từ đó, tình trạng ấm lên tiếp tục với tốc độ cao hơn 30% so với những thập kỷ trước.

Điều đáng lo ngại là, tình trạng này sẽ không sớm kết thúc. Theo dự báo, vào cuối thế kỷ này, nhiệt độ trung bình ở Bắc Cực dự kiến tăng từ 3,3 - 10 độ C so với mức trung bình trong giai đoạn 1985 - 2014. Theo các nhà khoa học, con số cuối cùng phụ thuộc vào việc nhân loại giảm phát thải khí nhà kính nhanh như thế nào.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu Mỹ Michael Young - điều phối viên các dự án vùng đất hoang dã thuộc Hội đồng Bắc Cực cho biết: “Tác động của những đám cháy không chỉ gây ra các mối quan tâm về an toàn công cộng, như bảo vệ tính mạng và tài sản. Khói do những đám cháy đó tạo ra cũng chứa carbon dioxide và than đen. Cả hai đều góp phần gây ra biến đổi khí hậu”.

Tình trạng băng tan cũng mang lại hậu quả nặng nề đối với bốn triệu người sống trong khu vực, đặc biệt là dân bản địa. Theo bà Sarah Trainor - Giám đốc Trung tâm Đánh giá và Chính sách Khí hậu Alaska, các thợ săn ở Tây Bắc Greenland báo cáo rằng, khoảng thời gian di chuyển bằng xe trượt tuyết đã giảm từ 5 xuống 3 tháng.

Ngoài ra, các thợ săn, ngư dân bản địa ở Canada và Nga đã báo cáo về việc hải cẩu gầy hơn, sức khỏe của động vật hoang dã giảm. Trong khi đó, tỷ lệ giun ở cá và động vật có vú tại biển ngày càng nhiều.

Sự tan chảy của hàng trăm tỷ tấn băng mỗi năm ở Greenland dẫn đến mực nước biển dâng cao. Tình trạng này thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của những người sống cách xa hàng nghìn km.

Theo Phys

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.

Cốm Làng Vòng được làm từ loại lúa nếp cái hoa vàng và là loại lúa non.

Giữ 'hồn' cho cốm làng Vòng

GD&TĐ - Làng Vòng, thuộc phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) là nơi gắn liền với nghề làm cốm từ nhiều thế kỷ trước.