Biển băng Bắc cực lớn hơn nước Mỹ tan chảy trong năm nay

Biển băng Bắc cực lớn hơn nước Mỹ tan chảy trong năm nay

(GD&TĐ) – Một diện tích biển băng lớn hơn nước Mỹ đã tan chảy trong năm nay – cơ quan thời tiết của Liên hợp quốc cho biết và nói rằng hiện tượng này cho thấy biến đổi khí hậu đang diễn ra “ngay trước mắt chúng ta”.

 In this July 26, 2012 file photo, dead fish float in a drying pond near Rock Port, Mo
Cá chết nổi tại một chiếc ao cạn nước ở gần Rock Port, Mỹ

Trong một báo cáo được đưa ra tại các cuộc đàm phán về khí hậu của  Liên hợp quốc tại thủ đô Doha của Qata, Tổ chức Khí tượng thế giới cho biết băng Bắc cực tan là một trong những vô số hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra với hành tinh chúng ta trong năm 2012. Hạn hán tàn phá gần 2/3 nước Mỹ cũng như miền tây Nga và phía nam châu Âu. Ngập lụt xảy ra ở tây Phi và những đợt nóng khiến nhiều nơi ở bán cầu bắc trở nên ngột ngạt.

Tuy nhiên vấn đề băng tan vẫn được chú ý khi Liên hợp quốc kết luận rằng lượng băng bao phủ đã đạt tới một mức “thấp kỷ lục mới” ở khu vực quanh Bắc Cực với mức tan từ tháng 3 tới tháng 9 là 11,83 triệu km2 – một diện tích lớn hơn cả nước Mỹ.

“Mức độ tan chảy báo động này cho thấy những thay đổi có ảnh hưởng lớn đang diễn ra trên đại dương và sinh quyển của Trái đất” – Tổng thư ký WMO Michel Jarraud cho biết – “Biến đổi khí hậu đang diễn ra trước mắt chúng ta và sẽ tiếp tục như vậy do mức độ tập trung của khí thải nhà kính trong khí quyển đã đạt tới những kỷ lục mới”.

Băng tan cho thấy Trái đất đang nóng lên và trong hoàn cảnh này, đoàn đại biểu đến Doha từ gần 200 quốc gia đã cố gắng đạt được thỏa thuận cắt giảm khí thải nhà kính nhằm đảm bảo nhiệt độ không tăng quá 2 độ so với thời tiền công nghiệp. Theo báo cáo mới nhất của IPCC thì nhiệt độ đã tăng lên khoảng 0,8 độ C.

Sự bất đồng giữa nước giàu và nước nghèo về việc những gì các nước này phải làm đã khiến cho các cuộc đàm phán kéo dài 2 thập kỷ  chưa đạt được mục tiêu trong khi đó khí thải toàn cầu vẫn tăng lên.

Các đại biểu ở Doha đang tranh cãi về vấn đề tiền từ các nước giàu giúp các nước nghèo thích nghi và chiến đấu với tác động của biến đổi khí hậu và liệu các nước giàu có ký vào một ràng buộc pháp lý mở rộng về khí thải – hiệp định Kyoto – có hiệu lực tới 2020 hay không.

Phương Hà (theo AP)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.