Hà Nội: Phụ huynh lo giáo viên phải dạy không đúng chuyên môn, Phòng Giáo dục nói gì?

GD&TĐ - Phụ huynh cho biết, ngoài việc dạy đúng chuyên môn, có thầy cô của nhà trường còn được phân công dạy thêm 1 môn ngoài chuyên môn của mình.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Theo phản ánh của phụ huynh Trường THCS Tiến Thịnh (Mê Linh – Hà Nội), để chuẩn bị cho năm học mới, trước đó trường đã thông báo về việc phân công chuyên môn lần 1, năm học 2021 – 2022. Bảng phân công nêu rõ chuyên môn, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, nhiệm vụ... của từng giáo viên.

Trong danh sách này, ngoài việc phân công thầy cô dạy đúng chuyên môn, một số giáo viên còn được phân công dạy thêm một môn học khác. Ví dụ: Giáo viên chuyên môn Toán – Tin được phân công dạy thêm môn Lý...  Đặc biệt, nhân viên thiết bị hợp đồng của nhà trường được phân công dạy âm nhạc cho 3 khối 6,7,8. Điều này khiến phụ huynh băn khoăn.

“Giáo viên phải được dạy đúng chuyên môn mới bảo đảm được chất lượng. Nhiều môn ở bậc THCS là gốc rễ để học sinh có thể học tốt hơn khi lên các bậc học cao hơn.

Giáo viên không đúng chuyên môn, hoặc chuyên môn không sâu thì khó có thể giúp các em nắm vững kiến thức được. Thời gian tới, khi họp phụ huynh chắc chắn tôi sẽ phản ánh lên nhà trường để được trường sắp xếp, phân công lại”, một phụ huynh chia sẻ.

Giải thích về vấn đề này, thầy Lê Xuân Tính – Hiệu trưởng Trường THCS Tiến Thịnh, cho biết, trường đang thiếu giáo viên dạy âm nhạc, trước đó trường đã báo cáo với UBND huyện, Phòng Giáo dục và được giao 1 chỉ tiêu dạy hợp đồng, nhưng hiện tại vẫn chưa tuyển được giáo viên. Phòng Giáo dục cho biết, đang có hướng điều động thầy cô ở các trường đang thừa giáo viên về trường để giảng dạy.

Tuy nhiên, không có chuyện trường phân công giáo viên dạy trái chuyên môn như phụ huynh phản ánh. Trường vẫn phân công cho giáo viên dạy đúng chuyên môn của mình.

“Trước kia có thầy cô học hệ cao đẳng, được đào tạo 2 chuyên môn. Nhưng sau đó học hàm thụ đại học sẽ được đào tạo 1 môn chuyên sâu. Khi phân công lịch, nhà trường căn cứ vào khả năng, trình độ chuyên môn của từng thầy cô để sắp xếp, bố trí giảng dạy cho phù hợp. Vì vậy, phụ huynh không nên lo lắng”, thầy Tính nói.

Ông Nguyễn Văn Hậu – Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Mê Linh cho biết: Việc giáo viên học cao đao đẳng được đào tạo 2 chuyên môn, khi hàm thụ đại học chỉ học 1 chuyên môn thì vẫn có thể dạy được cả 2 môn.

"Hiện nay, các trường trên địa bàn đa số thiếu giáo viên, huyện đã phân bổ để các trường tìm nguồn hợp đồng. Đồng thời, địa phương đang xây dựng kế hoạch tuyển dụng để bổ sung số lượng giáo viên theo đúng quy định”- ông Hậu nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.