Kết luận nguyên nhân tiêm kích F-16 Ukraine gặp nạn

GD&TĐ - Báo cáo từ Bộ Quốc phòng Mỹ đã chỉ rõ lý do dẫn tới thảm họa xảy ra với tiêm kích F-16 Ukraine.

Kết luận nguyên nhân tiêm kích F-16 Ukraine gặp nạn

Không quân Ukraine vội vàng sử dụng tiêm kích F-16 mới nhận để tung vào làm nhiệm vụ chiến đấu, từ đó dẫn đến sự cố chiếc máy bay đầu tiên được chuyển giao cho Kyiv bị rơi vào cuối tháng 8.

Tờ Wall Street Journal sau khi dẫn một nguồn tin ở Lầu Năm Góc cho biết, giới chức quân sự Mỹ sau khi điều tra đã kết luận nguyên nhân của vụ việc là do các phi công Ukraine không được đào tạo đầy đủ, họ chỉ trải qua một khóa huấn luyện cấp tốc và chưa thể điều khiển máy bay một cách thuần thục.

Theo tờ báo Mỹ, các giảng viên Đan Mạch chịu trách nhiệm huấn luyện phi công quân sự Ukraine vẫn luôn bày tỏ nghi ngờ về khả năng sẵn sàng chiến đấu của một vài người trong số họ.

gettyimages-2164791167.jpg
Quá vội vã sử dụng tiêm kích F-16 đã gây ra tổn thất lớn cho Không quân Ukraine.

Thông thường, việc huấn luyện F-16 bao gồm một chương trình đào tạo kéo dài, thời gian có thể phải là nhiều tháng và sau đó phi công phải trải qua khóa huấn luyện bổ sung trong đơn vị của họ trước khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.

Tuy nhiên, các phi công Ukraine gần như phải bắt đầu nhiệm vụ chiến đấu ngay sau khi hoàn thành khóa học cơ bản, dẫn đến thảm họa mất máy bay và cả một Trung tá phi công giàu kinh nghiệm. Tư lệnh Không quân Ukraine theo cáo buộc phải chịu trách nhiệm lớn nhất và đã bị cách chức ngay sau đó.

Kết luận từ Lầu Năm Góc cũng chính thức loại bỏ những tin đồn từ báo chí Nga đó là tiêm kích Su-57 đã bí mật tiếp cận và bắn hạ F-16 bằng tên lửa R-37M, hay tên lửa Nga bắn trúng F-16 khi nó đang ở trên đường băng và thêm 1 chiếc F-16 nữa bị Patriot bắn nhầm.

Phi công Ukraine cần nỗ lực và nhiều thời gian hơn để làm chủ tiêm kích F-16.
Theo Wall Street Journal

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.