Kẻ vô hình ở nhà chồng

GD&TĐ - Là chị cả trong gia đình, Hà luôn yêu thương, chăm sóc 2 đứa em hết mực. Mẹ cô mải miết với công việc xã hội nên nhiều lúc mấy đứa em bám Hà như bám mẹ.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Vất vả từ nhỏ nhưng Hà chưa bao giờ trách mẹ, ngược lại cô rất thương bà. Không chỉ đảm việc nhà, Hà còn học rất giỏi, cô luôn ý thức rằng mình phải tự làm được mọi việc, phải thật mạnh mẽ để 2 đứa em nhìn vào mà học tập.

Năm cuối đại học, Hà gặp Long, tình yêu dần nảy nở khi Long nhìn ra sự dịu dàng bao dung nơi Hà. Với Long, Hà không chỉ là bạn gái mà còn là một người chị gái mà anh từng ước ao. Ngày Long đưa Hà về ra mắt, Hà rất ngỡ ngàng trước sự hiện diện của Thoa – người chị ruột của Long.

Về sau Long mới thổ lộ, Thoa chưa bao giờ yêu chiều anh đúng nghĩa một người chị ruột, ngược lại tính chị rất kỳ lạ, nhưng không hiểu sao mẹ lại thương chị nhất nhà. Khi chính thức về làm dâu, Hà mới hiểu thấu nỗi lòng của chồng.

Với khả năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ, Hà liên tục thăng tiến trong công việc, tuy nhiên cô không bao giờ khoe khoang mà rất khiêm nhường với vị trí mình đã đạt được, đặc biệt là khi ở nhà chồng, Hà chưa một lần thể hiện mình là một phụ nữ thành đạt. Cô cư xử rất đúng mực một cô con dâu và em dâu ngoan hiền, biết điều.

Mẹ chồng và chị chồng biết điều đó nhưng bà chưa bao giờ công nhận, Hà không khác gì người vô hình trong nhà.

Sống ở nhà chồng một thời gian ngắn, Hà và Long “đủ vốn” để ra ở riêng, mong muốn này của 2 vợ chồng không hề bị phản đối, thấy mẹ chồng dửng dưng, Hà lại càng mừng, ít ra thì cô sẽ có được cuộc sống tự do, không bị ai can thiệp.

Ở riêng là lựa chọn tốt nhất dành cho tất cả mọi người, đã không ưa nhau thì nên hạn chế chạm mặt nhau mỗi ngày.

Nhưng ở riêng không có nghĩa là cắt đứt mối quan hệ với nhà chồng. Hà vẫn chủ động mời mẹ chồng và chị chồng đến nhà chơi vào mỗi cuối tuần. Mỗi lần như thế, mẹ chồng bước vào nhà mà chẳng thèm liếc Hà lấy một cái, bà xà ngay vào bếp, xắn tay nấu nướng đủ các món bà thích, mặc kệ Hà đứng cạnh giải thích: “Mẹ ơi, bữa trưa con chuẩn bị xong hết rồi ạ”.

Trong lúc ăn, bà không ngừng gắp thức ăn cho con trai, miệng không ngừng nói: “Ngon không con? Ăn nhiều vào con, dạo này mẹ thấy con xanh quá”. Cách cư xử của bà như thể Hà không biết chăm chồng, thậm chí bỏ đói chồng. Long bị ép ăn đến mức bực mình: “Mẹ có thôi đi không? Con sắp trớ rồi đây này!”.

Bao công sức của Hà đều bị mẹ chồng phủ nhận, bà chưa bao giờ coi cô là một người phụ nữ của gia đình. Còn Thoa, không biết có phải vì ghen tị với thành công của em dâu hay không mà chị ta cũng chưa bao giờ coi Hà là một phụ nữ thành đạt trong công việc.

Trong mắt Thoa, Hà chỉ là một cô nhân viên làm công việc lặt vặt ở cơ quan. Có hôm gọi di động Hà không được, Thoa tra số cơ quan và gọi, nhân viên của Hà hỏi: “Chị muốn nói chuyện với ai ạ?”. Thoa dõng dạc: “Hà kế toán nhé”. Nhân viên của Hà giải thích: “Ở đây không có Hà kế toán đâu ạ! Chỉ có chị Hà giám đốc thôi, nhưng chị ấy đang họp ạ”.

Thoa tức ngùn ngụt, dập máy đánh “cộp”, từ hôm ấy Thoa càng ghét em dâu hơn, thậm chí ghét lây sang cả Long.

Ngày giỗ bố chồng, cả nhà Hà về từ sáng sớm, Hà và Long tất bật với mọi việc, không lúc nào ngơi tay. Thế mà đến chiều tối, Thoa kéo Hà vào một góc rồi trách: “Cô về góp ý với chồng cô đi nhé! Bảo nó cư xử sao cho xứng với vai trò con trai trưởng trong nhà ấy!”.

Bị trách móc vô cớ, Hà lầm lì không nói gì, nhưng khi đã lên xe về nhà, cô nhắn tin cho Thoa: “Chị tự góp ý với em trai của chị nhé! Chị là người chị gái rất bao dung mà”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.