Chị chồng “đam mê” bắt nạt em dâu

GD&TĐ - Kết hôn, ở nhà chồng, tiếp xúc với mẹ chồng mỗi ngày tôi đều không ngán, bởi công bằng mà nói, mẹ chồng tôi là người biết điều, nhưng hễ mỗi lần chị chồng về chơi, tôi căng thẳng như thể chuẩn bị thi vấn đáp.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bước chân vào nhà là chị hỏi: "Em dâu đâu?". Có lần chị đến đúng lúc tôi đang phơi quần áo ở tít trên sân thượng, không thể nghe thấy tiếng chị nên tôi không biết để xuống chào, thế là chị trách: "Nó biết con về mà không xuống hỏi han, mẹ phải dạy bảo lại nó đi chứ". Có một điều tôi không thể lý giải nổi, đấy là mẹ chồng tôi có vẻ rất... sợ chị. Chị nói gì bà cũng nghe, không dám cãi. Nghe chị phàn nàn, bà lại lóc có leo lên sân thượng tìm tôi: "Con ơi, chị về chơi đấy, con xuống chào chị một tiếng nhé!".

Tôi xuống, vui vẻ chào chị nhưng mặt chị lúc nào cũng nặng như tảng bánh đúc, miệng thì không ngừng cằn nhằn: "Sao để cái bếp bẩn thế? Ngày nào cũng phải lau dọn chứ! Bếp bẩn là nhiều vi khuẩn gây bệnh lắm đấy!". Tôi không nói gì, lẳng lặng đi vào bếp, lạ ở chỗ, ngày nào tôi cũng lau bếp sạch bóng, thế mà chị vẫn bắt ne bắt nét tôi.

Cằn nhằn chán chê, chị bắt đầu lướt mạng rồi order về nhà đủ thứ ăn vặt. Cứ khoảng 20 đến 30 phút lại có người bấm chuông, chị sai tôi ra mở cửa, rồi cầm đồ vào cho chị. Mẹ chồng tôi hỏi "sao mua lắm thế?" thì chị bảo: "Toàn những thứ tốt cho phụ nữ tuổi 40". Nói xong, chị thản nhiên ngồi ăn, không mời mẹ, cũng không mời tôi một tiếng, dù chỉ là đãi bôi. Có lần tôi né vào phòng riêng cho đỡ khó chịu thì chị tỏ ra không hài lòng, chị cố tình nói rất to để tôi nghe thấy: "Hình như em dâu không thích mình về nhà chơi thì phải".

Nhiều lúc tôi vắt tay lên trán suy nghĩ, tại sao chị lại ghét tôi đến thế? Chị có vẻ không vừa mắt với tôi trong mọi chuyện. Mỗi khi chị về nhà chơi, tôi lại phải hứng chịu bao lời cạnh khóe của chị.

Có hôm chị xuất hiện đúng giờ ăn trưa, thấy tôi ở nhà cơm nước chứ không sang ngoại chơi là y như rằng chị sẽ nói móc: “Lâu lâu sang mới thấy em dâu ở nhà nhỉ?". Hay những hôm nhà liên hoan là chị lại soi mói tôi từng chút một. Có lần chị sai tôi đi nướng gà. Tôi định nướng thì mẹ chồng bắt mang sang quán bên cạnh, nhờ chị chủ quán nướng hộ luôn cho đỡ lích kích. Bà còn bảo chị ấy nướng gà khéo lắm. Khi mang gà về, biết tôi nhờ người nướng hộ nên chị quát ầm nhà: “Có mỗi việc nướng con gà còn không biết làm mà đã vội đi lấy chồng làm gì?". Mẹ chồng tôi vội vàng giải thích: “Mẹ bảo em nó nhờ nướng cho đỡ lích kích”. Thấy mẹ nói vậy, chị mới chịu im lặng.

Lúc cả nhà cùng ngồi ăn, anh rể thấy vui nên rót rượu cho mọi người rồi bảo: "Cạn ly nhé". Tôi cũng chỉ định cầm ly lên cho vui thì chị đanh mặt lại, góp ý khá sỗ sàng: “Đàn bà con gái uống rượu làm gì, hư người ra. Ở nhà này phụ nữ chẳng uống rượu bao giờ".

Tôi ức chế, định không nhịn nữa và sẽ nói lại chị vài câu. Nhưng chồng ngồi bên, kín đáo vỗ vai, nhắc tôi "bình tĩnh" để ăn cho xong bữa. Nói chung, đến giời tôi vẫn không thể hiểu tại sao cứ hở ra câu nào là chị chồng lại chĩa ngay mũi nhọn, bới lông tìm vết để bắt bẻ tôi. Chẳng lẽ cứ phải bắt nạt em dâu thì chị mới... chịu được?

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.