Kế sách ngừng bắn để tái vũ trang?

GD&TĐ - Nhà khoa học chính trị Glenn Diesen của Na Uy cho rằng phương Tây muốn ngừng bắn để cung cấp vũ khí cho Lực lượng vũ trang Ukraine.

Ảnh: IZ
Ảnh: IZ

Các nước phương Tây đang tìm kiếm một lệnh ngừng bắn với Liên bang Nga để tái trang bị cho quân đội Ukraine trong thời gian này nhằm tiếp tục cuộc xung đột, nhà khoa học chính trị Na Uy Glenn Diesen nói trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo Rachel Blevins.

Ông cho rằng Nga phải cẩn thận, vì phương Tây đang tìm kiếm cơ hội để kéo dài thời gian, thiết lập lệnh ngừng bắn và tại thời điểm này tái trang bị cho quân đội Ukraine để tiếp tục chiến đấu.

Nhà khoa học chính trị chỉ ra rằng ông không thấy lý do gì để Nga tin tưởng các nước phương Tây trong các vấn đề ngừng bắn, vì các quốc gia này đã phá hoại mọi thỏa thuận, vi phạm chúng và hành động vì lợi ích của riêng họ.

Ông Diesen lưu ý rằng cuộc xung đột Ukraine là cách để các nước phương Tây làm suy yếu Nga.

Theo chuyên gia trên, Moscow khác với các quốc gia phương Tây ở lập trường mang tính xây dựng hơn và thực sự muốn giải quyết xung đột một cách hòa bình.

Nhà báo Blevins nhắc lại rằng Nga đã tìm kiếm hòa bình ở Ukraine bằng cách ký kết các thỏa thuận Minsk năm 2014 và xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột tại Istanbul năm 2022, nhưng phương Tây đã phá hoại tất cả các thỏa thuận này.

Nhà báo lưu ý Moscow đã rút kinh nghiệm từ những tình huống trên và cũng ở vị thế mạnh hơn, vì vậy họ sẽ không đưa ra những nhượng bộ tương tự.

Ngày 17/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết đại diện của các nước phương Tây bên lề cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) đã "thăm dò thực địa" để tìm kiếm cơ hội mới cho các cuộc tiếp xúc với Nga nhằm giải quyết xung đột ở Ukraine.

Ngày 24/7, tại cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba cho rằng Kiev đã sẵn sàng đàm phán với Moscow.

Theo ông Kuleba, cuộc đối thoại này phải có ý nghĩa và hợp lý, và cả 2 bên nên nỗ lực thiết lập một nền hòa bình lâu dài và công bằng trong suốt cuộc đối thoại.

Cùng ngày, bà Zakharova lưu ý Liên bang Nga không tin tưởng vào tuyên bố của Ukraine về mong muốn bắt đầu đàm phán.

Về phần mình, Nga nhiều lần đề nghị bắt đầu một cuộc đối thoại hòa bình để giải quyết xung đột. Ngày 14/6, Tổng thống Vladimir Putin cho biết đất nước ông luôn tìm kiếm hòa bình và sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán, thậm chí ngay ngày mai.

Để thực hiện điều này, Kiev phải chính thức từ bỏ các nỗ lực gia nhập NATO và rút quân khỏi các khu vực của Liên bang Nga.

Vòng đàm phán cuối cùng diễn ra tại Istanbul ngày 29/3/2022 và kéo dài khoảng 3 giờ. Sau đó, Kiev chính thức từ chối liên lạc với Moscow.

Ngày 4/10/2022, quyết định không tiến hành đàm phán với ông Putin của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine có hiệu lực.

Theo IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Tản văn: Trâu và Tre

GD&TĐ - Đồng lúa tựa như một tấm thảm xanh, ngả dần về màu vàng xuộm, óng ánh dưới nắng mặt trời.