IS phá tu viện Thiên chúa giáo cổ nhất tại Iraq

Di tích 1.400 năm tuổi tại Mosul đã bị các phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng phá hủy hoàn toàn.

IS phá tu viện Thiên chúa giáo cổ nhất tại Iraq
is-pha-tu-vien-thien-chua-giao-co-nhat-tai-iraq

Tu viện St. Elijah đã tồn tại qua 1.400 năm. Ảnh: AP

Những hình ảnh vệ tinh do AP sở hữu độc quyền cho thấy tu viện St. Elijah đã trở thành đống đổ nát, hãng tin cho biết hôm qua.

Nhiều thế hệ tu sĩ đã cầu nguyện ở đây qua các thế kỷ, trên lối vào có khắc hai chữ cái đầu tiên trong tên của Chúa Jesus bằng tiếng Hy Lạp là "Chi" và "Rho".

"Tôi không thể tả hết sự đau buồn của mình. Lịch sử Thiên chúa giáo của chúng tôi ở Mosul đã bị san bằng một cách man rợ. Đó là cách để đuổi chúng tôi đi khỏi Iraq, chấm dứt sự hiện diện của chúng tôi ở mảnh đất này", Đức cha Paul Thabit Habib, 39 tuổi, nói.

Văn phòng làm việc của ông giờ bị chuyển tới Irbil, Iraq.

Thời điểm di tích bị phá hủy vào khoảng ngày 27/8 đến 28/9/2014, theo chuyên gia phân tích hình ảnh Stephen Wood của Allsource Analysis, sau khi xem các bức ảnh từ DigitalGlobe.

Phát ngôn viên Tòa thánh Vatican Federico Lombardi cho hay tu viện xuất hiện từ thời những người theo Thiên chúa giáo hợp nhất, trước khi chia làm hai dòng là Chính thống và Cơ đốc giáo, đây là địa điểm đặc biệt với nhiều người. Các phiến quân đã dùng xe ủi, các thiết bị hạng nặng, búa tạ, có thể cả thuốc nổ để phá các bức tường và không còn gì để phục hồi.

"Không may có sự phá hủy theo hệ thống những địa danh quý giá, không chỉ về văn hóa, mà còn về mặt tôn giáo và tinh thần. Điều đó rất đáng buồn và gây phẫn nộ", ông nói.

Tu viện St. Elijah được đặt theo tên của một tu sĩ Thiên chúa giáo người Assyria, người đã xây dựng tu viện trong khoảng năm 582 và 590 sau Công nguyên. Tu viện này nằm trong số hơn 100 di tích tôn giáo và lịch sử bị IS phá hủy ở Syria và Iraq. Giới quan sát dự đoán con số sẽ còn tăng lên.

is-pha-tu-vien-thien-chua-giao-co-nhat-tai-iraq-1

Hình ảnh vệ tinh so sánh hai thời điểm cho thấy di tích đã bị phá hủy. Ảnh: AP

Theo vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Silic hữu cơ có khả năng chống tia UV được tìm thấy trong bã mía.

Học sinh làm kem chống nắng từ bã mía

GD&TĐ - Hợp chất hữu cơ Silic có trong bã mía có thể thay thế kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, là phát hiện của nhóm học sinh Hà Nội.

Ông Trần Duy Đông giới thiệu về giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0.

Công nghệ phòng học thông minh

GD&TĐ - Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa tổ chức giới thiệu công nghệ 'Giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0'.