Toàn cảnh lò phản ứng hạt nhân nước nặng Arak tại thành phố Arak, miền trung Iran, cách thủ đô Tehran 190km về phía tây nam ngày 26/8/2006. (Nguồn: Reuters/TTXVN)
Ngày 17/11, Đại sứ Iran tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Reza Najafi tuyên bố Iran sẽ giảm dự trữ nước nặng nhằm tuân thủ các điều kiện của thỏa thuận Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) mà nước này đạt được với các cường quốc hồi năm ngoái.
Kênh truyền hình Press dẫn lời ông Najafi cho biết Iran bày tỏ sẵn sàng xuất khẩu lượng nước nặng dư thừa theo JCPOA, tiếp tục tuân thủ những cam kết của mình đồng thời giám sát xem các bên còn lại có thực hiện nghĩa vụ của họ hay không.
Ông Najafi đưa ra tuyên bố trên sau khi Tổng Giám đốc IAEA Yukiya Amano báo cáo ban lãnh đạo IAEA rằng Iran đã lần thứ 2 vượt mức giới hạn dự trữ nước nặng 130 tấn mà JCPOA đặt ra kể từ khi thỏa thuận này có hiệu lực vào tháng 1/2016, đồng thời bày tỏ lo ngại về tình trạng này. Nước nặng là thành tố chủ chốt trong một số lò phản ứng hạt nhân.
Iran và Nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) đã đạt được JCPOA tại thủ đô Vienna của Áo ngày 14/7/2015.
Ngay sau đó, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết, theo đó các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Iran được bãi bỏ vào ngày 16/1/2016.
Tuy nhiên, gần đây, các nước thuộc Nhóm P5+1 đã bày tỏ thất vọng về việc Iran vi phạm cam kết đưa ra trong thỏa thuận hạt nhân lịch sử trên.
Việc quốc gia Hồi giáo này vượt mức giới hạn dự trữ nước nặng cũng sẽ đặt ra thách thức đối với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khi ông lên cầm quyền. Ông Trump từng chỉ trích mạnh mẽ JCPOA và khẳng định sẽ giám sát thỏa thuận này nếu đắc cử.
Cùng ngày, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tuyên bố Iran phải dừng ngay việc vượt quá giới hạn dự trữ nước nặng đề ra trong thỏa thuận Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) mà nước này đạt được với các cường quốc.
Trong bài phát biểu trước ban lãnh đạo IAEA, Tổng Giám đốc Yukiya Amano cho biết điều quan trọng là những trường hợp tương tự như trên phải được ngăn chặn ở tương lai nhằm duy trì sự tin cậy của quốc tế đối với việc triển khai JCPOA.
Hồi tuần trước, một báo cáo của IAEA cho thấy Iran đã lần thứ 2 vượt mức giới hạn dự trữ nước nặng 130 tấn mà JCPOA đặt ra kể từ khi thỏa thuận này có hiệu lực vào tháng 1/2016.
Báo cáo cũng cho biết ông Amano đã bày tỏ lo ngại đối với việc Iran vượt mức giới hạn này. Nước nặng là thành tố chủ chốt trong một số lò phản ứng hạt nhân.
Iran và Nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) đã đạt được JCPOA tại thủ đô Vienna của Áo ngày 14/7/2015.
Ngay sau đó, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết, theo đó các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Iran được bãi bỏ vào ngày 16/1/2016.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, các nước thuộc Nhóm P5+1 đã bày tỏ thất vọng về việc Iran vi phạm cam kết đưa ra trong thỏa thuận hạt nhân lịch sử nói trên.
Việc quốc gia Hồi giáo này vượt mức giới hạn dự trữ nước nặng cũng sẽ đặt ra thách thức đối với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump khi ông lên cầm quyền.
Ông Trump từng chỉ trích mạnh mẽ JCPOA và khẳng định sẽ giám sát thỏa thuận này nếu đắc cử./.