Thông tin trên được ông Ashtiani đưa ra trên kênh truyền hình quốc gia Iran để trả lời câu hỏi về tình trạng của một thỏa thuận được cho là đã thực hiện xong vào năm ngoái.
Bộ trưởng Quốc phòng Iran cho biết nước này có khả năng tự sản xuất máy bay chiến đấu, điều đó cho thấy đã có sự thay đổi trong kế hoạch mua sắm tiêm kích nước ngoài.
Cần nhắc lại, các quan chức Iran đã nhiều lần tuyên bố trong vài năm qua rằng Nga sẽ bán một số máy bay chiến đấu Su-35 cho họ, nhưng điều này chưa dẫn đến kết quả cụ thể.
Để giải đáp thắc mắc, ông Ashtiani phát biểu: "Tại một thời điểm nào đó, chúng tôi đã thỏa thuận mua bán, nhưng chúng tôi đi đến kết luận rằng Iran có khả năng tự sản xuất máy bay chiến đấu trong nước".
Tuy nhiên Bộ trưởng Quốc phòng Iran cũng lưu ý rằng các nhà chức trách "đang nghiên cứu tình hình" và có thể xem xét lại quyết định nếu họ thấy cần thiết, nhưng hiện tại ưu tiên vẫn là sản xuất tiêm kích nội địa.
Tiêm kích nội địa Kowsar sẽ được Iran sản xuất hàng loạt để trang bị cho không quân nước này. |
Năm 2018, Iran tuyên bố bắt đầu sản xuất máy bay chiến đấu Kowsar để trang bị cho lực lượng không quân. Một số chuyên gia quân sự cho rằng chiếc máy bay này thực chất là bản sao của F-5, được sản xuất tại Mỹ vào những năm 1960.
Ngoài ra có những suy đoán cho rằng Israel đã tác động đến quyết định của Nga trong việc giữ lại các máy bay chiến đấu tiên tiến dự định bán cho Iran.
Chính phủ Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về hợp tác quân sự rộng rãi giữa Nga và Iran, coi điều đó là yếu tố gây bất lợi cho sự ổn định khu vực.
Lời giải thích khả dĩ nhất đến từ chuyên gia hàng không Iran - ông Babak Tagvai, khi cho rằng trở ngại nằm ở việc Nga từ chối cung cấp cho Tehran các công nghệ then chốt để sản xuất những bộ phận của tiêm kích Su-35, cũng như kiến thức để bảo trì máy bay trong 30 năm tới.
Trước đó một chút, Iran tuyên bố rằng họ đã trả tiền cho hợp đồng mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga, tuy nhiên quốc gia Trung Đông này vẫn chưa nhận được một chiếc tiêm kích nào.
Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023