Iran bắt giữ hai tàu chở dầu trên đường tới Mỹ

GD&TĐ - Động thái mới nhất của Iran bị đánh giá là nguy hiểm khi căng thẳng với Mỹ tiếp tục leo thang mạnh mẽ.

Iran bắt giữ hai tàu chở dầu trên đường tới Mỹ

Vào ngày 23 tháng 4 năm 2025, hãng thông tấn Fars trực thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), đã đưa tin về việc bắt giữ hai tàu chở dầu nước ngoài treo cờ Tanzania ở vùng biển Vịnh Ba Tư.

Theo cơ quan này, các tàu nói trên chở khoảng 1,5 triệu lít dầu diesel lậu. Chiến dịch này được thực hiện bởi lực lượng Hải quân IRGC. Theo tuyên bố của Phó tư lệnh Hải quân IRGC - Đô đốc Haydar Khonamzadeh, họ hành động theo lệnh của tòa án.

Các tàu chở dầu bị bắt giữ cùng thủy thủ đoàn, số lượng chưa được xác định, đã được đưa đến cảng Bushehr để tiếp tục điều tra. Đây là vụ việc mới nhất trong một loạt leo thang căng thẳng ở Vịnh Ba Tư.

Hãng thông tấn Fars do IRGC điều hành và thường được truyền thông phương Tây mô tả là cơ quan truyền thông "bán chính thức" của Iran, họ cho biết các tàu chở dầu bị tình nghi đưa nhiên liệu trái phép từ tàu Iran sang tàu nước ngoài, bất chấp lệnh cấm.

Theo chính quyền Iran, buôn lậu nhiên liệu là hoạt động phổ biến ở Vịnh Ba Tư, nơi các tàu thuyền cố gắng lách lệnh cấm xuất khẩu dầu của Iran cho Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Tuyên bố của IRGC nhấn mạnh rằng bước đi này nhằm mục đích chống lại việc buôn bán bất hợp pháp và bảo vệ lợi ích quốc gia của họ.

Vịnh Ba Tư - nơi có khoảng 20% ​​lượng dầu của thế giới đi qua, vẫn là khu vực căng thẳng gia tăng do lệnh trừng phạt đối với Iran và xung đột ở Eo biển Hormuz.

Trước đó vào tháng 1 năm 2024, IRGC đã bắt giữ tàu chở dầu St. Nikolas ở Vịnh Oman, cáo buộc tàu này buôn lậu dầu.

Tới tháng 4 năm 2023, tàu chở dầu Advantage Sweet treo cờ Quần đảo Marshall đã bị bắt giữ sau khi va chạm với một tàu Iran, mà Tehran cho biết đã khiến hai người thiệt mạng.

Những sự cố này làm nổi bật chiến lược sử dụng sức mạnh hải quân của Iran để kiểm soát hoạt động vận tải biển.

thumbvideo-2.jpg
Iran cho rằng con tàu bị bắt giữ đang cố gắng đưa nhiên liệu của họ sang Mỹ để tiêu thụ.

Phản ứng quốc tế cho đến nay vẫn còn hạn chế. Tanzania - quốc gia có tàu treo cờ, không bình luận về vụ việc và Bộ Ngoại giao nước này, theo hãng tin Reuters, đã yêu cầu Tehran cung cấp thêm thông tin.

Hoa Kỳ bất chấp việc thường cáo buộc Iran vi phạm quyền tự do hàng hải, vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức, nhưng theo hãng thông tấn Associated Press, Lầu Năm Góc đang theo dõi tình hình.

Năm 2023, chính quyền Mỹ đã điều thêm lực lượng tác chiến tới Vịnh Ba Tư sau những vụ bắt giữ tương tự, cáo buộc IRGC đe dọa hoạt động vận tải thương mại.

Việc bắt giữ các tàu chở dầu có thể là một nỗ lực của Tehran nhằm chứng minh quyền kiểm soát vùng Vịnh và đáp trả các lệnh trừng phạt hạn chế xuất khẩu dầu của nước này bằng bước đi tương xứng.

IRGC có tiền sử bắt giữ tàu thuyền ở Vịnh Ba Tư. Năm 2019, một tàu chở dầu treo cờ Panama đã bị chặn cùng 1 triệu lít nhiên liệu để đáp trả việc chính quyền Anh bắt giữ tàu chở dầu Grace 1 của họ tại Gibraltar.

Năm 2022, hai tàu chở dầu của Hy Lạp đã bị bắt giữ sau khi chuyển dầu của Iran từ một tàu của Nga để chở sang Hoa Kỳ. Theo các nhà phân tích của tờ Financial Times, những hành động này là một phần trong chiến lược của Tehran nhằm tạo đòn bẩy đối với phương Tây.

Lực lượng Houthi tại Yemen bị cáo buộc dùng vũ khí Iran cung cấp để tấn công tàu thương mại trên Biển Đỏ.
Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một giờ học thí nghiệm của sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Ảnh: NTCC

Sức hút của ngành chip bán dẫn

GD&TĐ - Do nhu cầu nhân lực ngành chip bán dẫn tăng cao thời gian tới, nhiều trường đại học mở ngành, tăng quy mô đào tạo lĩnh vực này.