Iceland: Giáo dục chống quấy rối, bạo lực từ mầm non

GD&TĐ - Khuyến khích phái nữ xây dựng và tự khẳng định sức mạnh, “lèo lái” phái nam nhận thức đúng đắn về “sức mạnh” – Iceland hướng tới xây dựng thế hệ tương lai có nhận thức đầy đủ về bình quyền…

Iceland: Giáo dục chống quấy rối, bạo lực  từ mầm non

Bài học khác biệt cho nam – nữ

Một bé gái tên Moey, 5 tuổi, đi quanh một vòng tròn xếp bởi các bạn gái trong lớp, bàn tay nhỏ bé bắt chặt tay bạn. “Chào buổi sáng, bạn thân mến của tôi” – bé nói với bạn đầu tiên trong nhóm – người bạn này đáp lại bằng lời chào cùng với lời khen.

“Bạn thật mạnh mẽ” – cô bạn nói với Moey.

“Trái tim bạn thể hiện sự can đảm” – bạn gái tiếp theo nói với Moey.

Giáo viên tại trường mầm non Laufásborg ở thủ đô Iceland nhẹ nhàng nhắc các em nhìn vào mắt nhau khi nói.

Sau khi Moey đi trọn vòng tròn, toàn bộ các bé gái (được tách riêng trong một phòng) làm động tác giương cung và bắn tên vào khu rừng tưởng tượng phía trước giống như các chiến binh. Sau đó các em tung nắm tay vào không khí để kết thúc một nghi thức xây dựng nữ quyền được bắt đầu vào mỗi buổi sáng.

Vừa tung nắm tay, các bé vừa hét vang “Tôi mạnh mẽ”, tiếng hét ngày càng lớn và sau đó kết thúc bằng một tiếng thét lớn nhất “Tôi mạnh mẽ”.

Ở phòng bên cạnh, các bé trai cũng lập một hàng tròn khác nhưng nghi thức có nhiều khác biệt. Các bé trai cũng được dạy nhìn vào mắt nhau nhưng không bắt tay. Các bé trai cũng không cần hét vang thể hiện sức mạnh hay lòng dũng cảm hoặc đóng vai các chiến binh.

Theo lãnh đạo trường này thì xã hội đã củng cố những phẩm chất đó hàng ngày. “Trong khi nữ cần bồi đắp ý nghĩ “Tôi là người chiến thắng” thì nam lại cần tập luyện “Tôi là người bạn tốt” – theo Jensina Hermannsdottir, Hiệu trưởng nhà trường.

Xu hướng ngày càng phổ biến

Iceland đang nỗ lực giáo dục thế hệ tiếp theo trước khi trở thành người lớn ý thức về bình đẳng giới – qua đó ngăn ngừa hành vi bạo hành gia đình hoặc quấy rối, lạm dụng tình dục trong tương lai.

Margrét Pála Ólafsdóttir, người sáng lập các trường “đơn tính” (dành riêng cho học sinh nam hoặc riêng cho học sinh nữ) tư nhân tại Iceland, các kiến thức trên cần cần được dạy càng sớm càng tốt bởi trẻ phát triển qua điểm về giới từ lúc 2 tuổi.

Tại trường của của Ólafsdóttir, trẻ không chỉ được dạy suy nghĩ vượt qua vai trò giới mà xã hội mặc định. Việc tách riêng giới trong suốt cả ngày được cho là khiến trẻ không bị giới hạn hoặc ảnh hưởng bởi “chuẩn mực lỗi” trong xã hội; đồng thời trẻ dễ tiếp nhận giáo dục hành vi ứng xử xã hội thích hợp.

Ví dụ khi các bé trai xếp hàng, trẻ được dạy 2 tay nắm để phía sau lưng. Ólafsdóttir gọi đó là những bài học tự kiểm soát bàn tay.

Không chỉ có Iceland, nhiều quốc gia trên thế giới cũng có những chương trình giáo dục hành vi sớm.

Chương trình The SAFE Alliance tại Austin, Texas (Mỹ), trang bị kiến thức về bạo lực gia đình. Chương trình Coaching Boys Into Men tại California giúp các bé trai hiểu đúng về “nam tính”.

Theo những người tổ chức thì chương trình đã mang lại hiệu quả. “Chúng tôi GD một thế hệ các chàng trai nhìn nhận sự bình đẳng ở nữ giới” – Vogel, một chuyên gia cho biết – “Và chúng tôi hy vọng các cậu bé sẽ trở thành những người đàn ông hiểu rằng phụ nữ có quyền tương tự và đáng được họ tôn trọng”.

Iceland (nằm giáp vòng Cực Bắc có khí hậu rất lạnh giá) – thường được gọi là quốc gia bình đẳng giới nhất trên thế giới. Iceland đã và đang có một tổng thống và một thủ tướng là nữ. Nước này mới có luật mới yêu cầu các công ty bảo đảm trả lương bình đẳng giữa nam và nữ; một luật khác buộc phải dành 40% vị trí lãnh đạo tập đoàn cho nữ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?