Huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục

GD&TĐ - Là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, song Thái Nguyên hết sức chú trọng việc tập trung nguồn lực đầu tư phát triển sự nghiệp GD. 

Dãy nhà lớp học của Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân đang được gấp rút hoàn thiện
Dãy nhà lớp học của Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân đang được gấp rút hoàn thiện

“Tăng cường CSVC đảm bảo chất lượng các hoạt động GD” là 1 trong 9 nhiệm vụ được tỉnh đặt lên hàng đầu trong năm học mới 2018 -2019. Hiện tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư, chuẩn bị cho năm học mới, nhất là ở các công trình trọng điểm của ngành GD và các chương trình, dự án phục vụ công tác giảng dạy, học tập cho thầy và trò...

Đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân năm nay được thành phố Thái Nguyên đầu tư trên 7 tỷ đồng xây dựng một dãy nhà lớp học và phòng chức năng 2 tầng với 12 phòng. Những ngày hè, tiến độ xây dựng đang được đơn vị thi công đẩy nhanh để công trình kịp hoàn thành, phục vụ cho năm học mới. Cô Cao Thị Hằng – Hiệu trưởng nhà trường - cho biết: Năm học mới, trường có 32 lớp học với 1.445 HS, không tăng quy mô so với năm học trước. Nhưng nếu không xây dựng mới dãy nhà lớp học, nhà trường còn thiếu 3 phòng học và các phòng học chức năng. Dãy nhà lớp học được đưa vào sử dụng trong năm học mới, nhà trường sẽ đủ phòng học. Đồng thời với đó là san lớp ở những khối có sĩ số đông, tiến tới sẽ đạt 35 HS/lớp, đủ điều kiện trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Ở một công trình trọng điểm khác do ngành GD làm chủ đầu tư, Trường THPT Chuyên tỉnh Thái Nguyên, tiến độ thi công cũng đang được đẩy nhanh. Công trình này được tỉnh đầu tư ban đầu với tổng vốn 241,5 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng đầu năm 2019. Hiện các hạng mục: Nhà lớp học, hiệu bộ, nhà cầu, khối nhà đa năng, bể bơi, nhà ăn, kí túc xá... đã thi công xong phần thô. Đại diện đơn vị thi công cho biết, trên công trường thường xuyên có khoảng 150 - 200 thợ thi công, khi cần thúc đẩy tiến độ có thể huy động thêm khoảng 300 – 400 người để đảm bảo tiến độ giữa năm học là có thể đưa vào sử dụng trường chuyên mới.

Cùng với các công trình trọng điểm, ngành GD đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình khác kịp phục vụ năm học, như: Mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; Đẩy mạnh xây dựng nhà vệ sinh trường học, sửa chữa phòng học xuống cấp.

Một góc trường THPT chuyên mới đang được đẩy nhanh tiến độ thi công cho kịp đưa vào sử dụng trong năm học mới

Một góc trường THPT chuyên mới đang được đẩy nhanh tiến độ thi công cho kịp đưa vào sử dụng trong năm học mới

Đầu tư cho GD một cách bài bản

Theo bà Lê Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Thái Nguyên, quy mô HS các cấp học của thành phố năm nào cũng tăng so với năm trước; Đặc biệt là ở bậc học mầm non và tiểu học. Tuy nhiên, do làm tốt công tác tham mưu, đầu tư CSVC cho GD nên thành phố không bị sức ép từ quy mô, sĩ số HS lên trường, lớp học. Năm nay, với các thành phố lớn khác thì sức ép này là không hề nhỏ nhưng với thành phố Thái Nguyên thì lại không có. Tăng quy mô nhưng do được tỉnh, thành phố có kế hoạch đầu tư nên trường học tăng, lớp học trong trường cũng tăng lên; Do vậy, năm nay sĩ số các lớp học của thành phố nhìn chung là ổn định, có nhiều trường giảm được đáng kể sĩ số/lớp. Điều này góp phần rất lớp cải thiện điều kiện dạy và học của GD thành phố.

Huy động các nguồn lực phát triển GD và tăng cường CSVC trường học, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện xây dựng các chương trình trong đó tính toán đến các nguồn vốn Trung ương, vốn địa phương, vốn các huyện và các nguồn huy động khác. Ngoài ra, các địa phương các huyện, thị xã, thành phố còn huy động nguồn lực nhân dân đóng góp, các tổ chức xã hội để xây dựng khuôn viên trường học, nhà vệ sinh chung cho HS, làm sân bê tông, sửa chữa bảo quản trang bị thiết bị dạy học... 

Theo ông Dương Văn Quý – Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính (Sở GD&ĐT), hiện nay, tỷ lệ phòng học được kiên cố hóa của Thái Nguyên đạt 66%, đây là tỷ lệ cao so với các tỉnh trong vùng trung du miền núi phía Bắc. Đây cũng là địa phương trong vùng không còn phòng học tạm bợ ở các điểm trường lẻ. Đầu năm 2017, trước thực trạng còn nhiều phòng học ở các điểm trường lẻ còn học nhờ, mượn và là phòng học cấp 4 xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho HS và giáo viên, tỉnh đã đầu tư Đề án xóa phòng học tạm khẩn cấp với số vốn hơn 20 tỷ đồng xóa 33 phòng học tạm bợ, tranh tre cải thiện điều kiện học tập cho HS các điểm trường lẻ.

Năm học này, toàn tỉnh có 680 trường học các cấp, trong đó tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 81,29% (tính đến tháng 6/2018 có 549/680 trường đạt chuẩn quốc gia). Như vậy là ngành GD Thái Nguyên đã đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch của Đảng bộ tỉnh đề ra trong Đề án xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016 – 2020.

Hiện nay ở tiểu học, toàn tỉnh Thái Nguyên có 95% HS được học 2 buổi/ngày, tuy còn chưa đạt được so với yêu cầu, song tỉnh sẽ nỗ lực trong năm học chuẩn bị các điều kiện về CSVC, trường lớp học đáp ứng yêu cầu đưa SGK mới vào giảng dạy từ năm học 2019 - 2020. Điều này là hết sức khả thi vì hai năm học trước (năm học 2015 – 2016) tỷ lệ này chỉ đạt trên 82%, nhưng trong năm học vừa qua, tỉnh đã nâng thêm gần 13% HS được học 2 buổi/ngày.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...