Hướng dẫn triển khai Đề án "Xây dựng xã hội học tập"

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT vừa ban hành công văn hướng dẫn triển trai Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 – 2030”. Nội dung công văn đề nghị các các cơ quan liên quan và địa phương thực hiện các nhiệm vụ Đề án.

Xây dựng xã hội học tập là đáp ứng yêu cầu học tập liên tục và suốt đời của người dân.
Xây dựng xã hội học tập là đáp ứng yêu cầu học tập liên tục và suốt đời của người dân.

Ngày 30/7, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1373/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”. Để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án, Bộ GD&ĐT có công văn đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện các nội dung công việc:

Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án: Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án, Bộ GD&ĐT đề nghị các bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương; Ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án với các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương.

Bố trí kinh phí thực hiện Đề án: Chỉ đạo việc bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước hằng năm để triển khai thực hiện các nội dung hoạt động trong kế hoạch thực hiện Đề án; có biện pháp tích cực huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân; thực hiện lồng ghép với các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để huy động tối đa nguồn lực nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án này.

Các hoạt động chính thực hiện Đề án năm 2021: Trong năm 2021, các bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh tổ chức quán triệt, phổ biến, truyền thông nội dung của Đề án trên báo chí, trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử trực thuộc.

Ủy ban nhân dân các tỉnh: Thành lập bộ phận chỉ đạo xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 các cấp ở địa phương; Giao sở GDĐT chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án hằng năm; tổng hợp tình hình triển khai thực hiện Đề án của các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các địa phương trong tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ GD&ĐT.

Chỉ đạo các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng chương trình phối hợp triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch thực hiện Đề án của tỉnh; Chỉ đạo các địa phương trong tỉnh: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị và mọi người dân về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập trong nền kinh tế số, xã hội số, củng cố và hình thành thói quen chủ động, tự giác học tập, cập nhật kiến thức trên môi trường công nghệ;

Tăng cường quản lý, chỉ đạo nâng cao năng lực hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng; thực hiện tốt công tác điều tra, thống kê số người mù chữ, người tái mù chữ làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hỗ trợ giáo dục, đào tạo cho người dân tộc thiểu số và miền núi sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Thông tư số 44/2014TT-BGDĐT ngày 12/12/2014 của Bộ GDĐT quy định về đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã và Thông tư số 22/TT-BGDĐT ngày 06/8/2020 của Bộ GDĐT quy định về đánh giá, xếp loại “Đơn vị học tập”.

Đề xuất các thành phố, quận, thị xã trực thuộc tham gia mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO theo hướng dẫn tại Công văn số 86/BGDĐT-GDTX ngày 08/01/2019 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn đăng ký tham gia Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO.

Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện Đề án và định kỳ trước ngày 20/12 hằng năm gửi về Bộ GD&ĐT để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.