Hưng Yên chi hơn 9.000 tỉ làm đường qua 4 huyện dọc sông Hồng

GD&TĐ - Dự án tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch và phát triển kinh tế dọc sông Hồng đi qua huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, TP. Hưng Yên.

Hưng Yên chi hơn 9.000 tỉ làm đường qua 4 huyện dọc sông Hồng

HĐND tỉnh Hưng Yên vừa ban hành Nghị quyết số 368/NQ-HĐND phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch phát triển kinh tế dọc sông Hồng.

Tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch và phát triển kinh tế dọc sông Hồng sẽ đi qua 3 huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động và TP. Hưng Yên.

Dự án do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện trong 2 năm, từ năm 2023 - 2027.

Với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 9.275 tỷ đồng, tuyến đường có điểm đầu tại Km0+000, ranh giới tỉnh Hưng Yên và TP. Hà Nội tại Km76+984 trên đường ĐT.378 (đê sông Hồng), xã Xuân Quan, huyện Văn Giang.

Điểm cuối tại Km55+680 giao đê tả sông Hồng tại Km133+500, xã Tân Hưng, TP. Hưng Yên. Tổng chiều dài tuyến đường khoảng 55,68km, quy mô đường cấp 2 đồng bằng.

Theo quy hoạch được phê duyệt, tuyến đường dự kiến xây dựng 2 cầu vượt qua kênh thủy lợi tại Trạm bơm Liên Nghĩa, Trạm bơm Nghi Xuyên và cầu Nghi Xuyên phù hợp với quy mô qua sông, kênh thủy lợi.

Sau khi hoàn thành, tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch phát triển kinh tế dọc sông Hồng nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông vận tải thiết yếu của tỉnh Hưng Yên nói riêng, của khu vực nói chung; phục vụ tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đi lại của nhân dân.

Dự án tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch và phát triển kinh tế dọc sông Hồng đi qua huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, TP. Hưng Yên. (Ảnh minh họa)

Dự án tuyến đường kết nối di sản văn hóa du lịch và phát triển kinh tế dọc sông Hồng đi qua huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, TP. Hưng Yên. (Ảnh minh họa)

Dự án giúp khai thác quỹ đất dọc hai bên tuyến, phát triển và hình thành các cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dịch vụ du lịch... thu hút đầu tư trên địa bàn các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động và TP. Hưng Yên.

Tỉnh Hưng Yên xác định, tuyến đường là công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm của tỉnh nhằm kết nối các di sản văn hóa, tâm linh dọc sông Hồng theo trục Thăng Long - Phố Hiến - Tam Chúc - Bái Đính - Chùa Hương, kết nối giao thông vùng Hà Nội - Hưng Yên - Hà Nam - Ninh Bình.

Đây coi là bước đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIX.

Theo Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong hồ sơ dự thảo Quy hoạch tỉnh, Hưng Yên dự kiến ưu tiên thực hiện 91 dự án giao thông. Bao gồm, 12 dự án đầu tư công do bộ, ngành và ngân sách trung ương đầu tư; 70 dự án đầu tư công từ ngân sách tỉnh và 9 dự án thu hút đầu tư.

Trong đó, một số dự án trong danh mục ưu tiên có mức đầu tư lớn như: Đường vành đai 4, đường vành đai 3,5 vùng Thủ đô Hà Nội; cao tốc Chợ Bến - Yên Mỹ; mở rộng đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài…

Dự kiến, đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh có tổng 661,275km chiều dài đường tỉnh, tăng 270,185km so với hiện trạng. Trong đó, tỉnh sẽ duy tu bảo trì, nâng cấp và điều chỉnh tuyến đối với 15 tuyến đường tỉnh hiện có và xây mới 16 tuyến đường tỉnh mới.

Với đường quốc lộ, đến năm 2030, Hưng Yên dự kiến có 7 tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh. Tỉnh duy tu, bảo trì 4 tuyến quốc lộ hiện hữu: Quốc lộ 5, Quốc lộ 38, Quốc lộ 38B, tuyến đường nối hai cao tốc.

Ngoài ra, nâng cấp, duy tu, bảo trì và kéo dài Quốc lộ 39; xây dựng mới một tuyến tránh Quốc lộ 38B; xây dựng mới hai tuyến quốc lộ Quốc lộ 38C và Quốc lộ 39B…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.