Hứa rồi để đó

GD&TĐ - Anh thở dài, tỏ ra khó chịu, nói với vợ rằng: “Sao có nhiều người cứ hứa rồi để đó, hứa hết Tết này qua Tết nọ, thậm chí mình có nhắc họ mới ậm ờ nhớ ra!”.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Chị khẽ gật đầu tỏ vẻ đồng cảm rồi ân cần: “Người ta vẫn thường bảo “Lời nói gió bay”. Bởi thế mà nhiều người vẫn xem thường việc thực hiện lời hứa là vậy…

Lời hứa được xem là sự đồng ý, chấp thuận, hứa hẹn của người nói sẽ làm một điều gì đó cho người nghe. Lời hứa thường diễn ra trong kiểu giao tiếp không chính thức giữa những người đã quen biết, hiểu rõ về nhau, không bị ràng buộc bởi pháp luật, thể chế và mang nặng tính cá nhân. Việc thực hiện lời hứa vì thế chủ yếu là dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.

Trong thực tế giao tiếp giữa mọi người với nhau có rất nhiều lý do, mục đích để có thể tạo nên những lời hứa, kiểu hứa khác nhau. Có người khi nói có thể thản nhiên, buột miệng, trót hứa với ai đó điều gì.

Nhiều người lại thích hứa suông cho vui miệng, theo kiểu đãi bôi, nhất là những khi đang cao hứng, bốc đồng. Người muốn khuyến khích ai đó mà hứa, người lại lợi dụng lời hứa để lừa gạt, trục lợi, hay chuẩn Không phải lời hứa nào cũng dễ dàng thực hiện được. Bởi giữa lời hứa với việc làm là cả một khoảng cách xa.

Chúng ta có thể hoàn toàn thông cảm với những ai đã từng hứa, nhưng vì một biến cố, rủi ro nào đó xuất phát từ hoàn cảnh khách quan mà không thể thực hiện được. Và chắc hẳn ta sẽ không dễ dàng thông cảm với những ai vô tình hoặc cố tình quên đi, nuốt lời với những điều họ đã hứa hẹn.

Nhiều người vẫn xuề xòa, nghĩ đơn giản: “Ôi dào, chỉ là hứa thôi chứ có phải làm ngay đâu mà sợ!”. Biết rằng “Lời nói chẳng mất tiền mua”, thế nhưng nếu suy xét kỹ thì việc hứa và thực hiện lời hứa lại là điều rất quan trọng trong cuộc sống, thậm chí là góp phần quyết định tương lai, số phận của mỗi người.

Bởi đó là danh dự, là phẩm cách, là biểu hiện thống nhất giữa lý thuyết với thực hành; tạo nên uy tín, vị thế, góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp của cá nhân trong mắt mọi người, được xã hội thừa nhận, tôn trọng.

Nói bao giờ cũng dễ hơn làm, bởi thế đừng vội hứa. Trước khi hứa với ai đó điều gì hãy nghĩ kỹ nội dung hứa đó có phù hợp hay không và mình có khả năng thực hiện được điều đó hay không. Nếu đã hứa thì phải có trách nhiệm, ý thức, cố gắng thực hiện lời hứa.

Hứa không xấu. Cũng chẳng ai bắt ta phải hứa hay trách ta không hứa. Chỉ có hứa mà không ý thức, không cố gắng làm mới là điều đáng trách. Trong cuộc sống, có những điều tưởng chừng đơn giản như lời hứa, nhưng ở một hoàn cảnh nhất định, nó lại có thể trở thành vấn đề sống còn. Bởi vậy, ông cha ta rất chí lý khi đúc kết rằng: “Nói lời phải giữ lấy lời/Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.