Họp báo giới thiệu Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2021

GD&TĐ - Chiều 25/6, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo giới thiệu Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2021.

Chủ trì họp báo có: Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn - Trưởng ban Chỉ đạo; Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi - Phó Trưởng ban Chỉ đạo; Tổng Biên tập Báo Giáo dục & Thời đại Triệu Ngọc Lâm - Trưởng ban Tổ chức.
Chủ trì họp báo có: Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn - Trưởng ban Chỉ đạo; Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi - Phó Trưởng ban Chỉ đạo; Tổng Biên tập Báo Giáo dục & Thời đại Triệu Ngọc Lâm - Trưởng ban Tổ chức.

Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" do Bộ GD&ĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.

Giải được tổ chức nhằm tôn vinh các tác giả, tác phẩm viết về những vấn đề nóng, thành tựu trong thực hiện đổi mới sáng tạo dạy và học của ngành Giáo dục trên phạm vi cả nước. Qua đó, tuyên truyền, tôn vinh những đóng góp của ngành Giáo dục cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và xã hội đối với sự nghiệp Giáo dục Việt Nam.

Chủ trì họp báo có: Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn - Trưởng ban Chỉ đạo; Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi - Phó Trưởng ban Chỉ đạo; Tổng Biên tập Báo Giáo dục & Thời đại Triệu Ngọc Lâm - Trưởng ban Tổ chức.

Dự họp báo có ông Nguyễn Văn Cừ, Phó Chánh văn phòng Bộ GD&ĐT - Phó trưởng Ban Tổ chức; bà Nguyễn Thị Bích Hợp, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam; ông Trần Tiến Duẩn, Tổng Biên tập báo điện tử VietnamPlus; ông Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập tạo chí Người làm báo; Nhà văn, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái, Tổng Biên tập tạp chí Công an nhân dân; các nhà báo, phóng viên đến từ các cơ quan báo chí trung ương và địa phương.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu khai mạc. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu khai mạc.

Phát biểu tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn – Trưởng Ban chỉ đạo Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" nhấn mạnh, Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. Nhân dân, xã hội luôn kỳ vọng vào sự nghiệp GD-ĐT của nước nhà, vì thế GD-ĐT có sứ mệnh quan trọng

Thời gian qua, dù gặp nhiều khó khăn nhưng toàn ngành Giáo dục đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Thành tích của giáo dục đã đóng góp chung vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Trong nhiều năm qua, báo chí luôn đồng hành cùng sự nghiệp giáo dục. Qua đó đã giúp cho những chủ trương, chính sách về giáo dục và đào tạo đến được với dư luận xã hội; trở thành diễn đàn để giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên; các chuyên gia, nhà khoa học, toàn thể nhân dân cùng đóng góp ý kiến và cùng tham gia vào quá trình đổi mới.

Những ý kiến phản biện tâm huyết của toàn xã hội thông qua phản ánh của báo chí đã giúp cho ngành Giáo dục kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách, quyết sách phù hợp với tình hình thực tế.

Dự họp báo có đông đảo nhà báo, phóng viên đến từ các cơ quan báo chí trung ương và địa phương. Dự họp báo có đông đảo nhà báo, phóng viên đến từ các cơ quan báo chí trung ương và địa phương.

Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội cùng những đề xuất của chuyên gia, các nhà trí thức để giáo dục có nhiều giải pháp đột phá, phát triển bền vững hơn đã được báo chí phản ánh chân thực, sinh động.

Nhắc lại câu nói của Bác Hồ “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, Thứ trưởng chia sẻ, làm GD-ĐT đã khó, sự nghiệp đổi mới GD-ĐT càng khó hơn. Để đổi mới GD-ĐT thành công, ngoài sự nỗ lực của đội ngũ thầy, cô giáo, rất cần sự đồng hành của cơ quan báo chí nói chung và các phóng viên, nhà báo nói riêng.

Nhân dịp này, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn gửi lời cảm ơn đến các phóng viên, nhà báo, cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương đã dành sự quan tâm đến GD-ĐT nói chung và Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” nói riêng.

Thứ trưởng mong muốn, sẽ nhiều tác phẩm báo chí hay, chất lượng phản ánh sinh động về sự nghiệp GD-ĐT gửi đến Ban tổ chức. Đây cũng là cách mà các nhà báo đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp đổi mới giáo dục của nước nhà.

Nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, Trưởng ban Tổ chức - thông tin về thể lệ Giải năm nay. Nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, Trưởng ban Tổ chức - thông tin về thể lệ Giải năm nay.

Chia sẻ về thể lệ Giải năm nay, nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, Trưởng ban Tổ chức, cho biết: Tác phẩm báo chí tham dự Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” là những tác phẩm bằng tiếng Việt được đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng kể từ ngày 5/9/2020 đến ngày 5/9/2021. Nếu tác phẩm đăng, phát nhiều kỳ thì ít nhất phải có 2/3 số tác phẩm trong khoảng thời gian nêu trên.

Những tác phẩm đã được trao thưởng tại các cuộc thi ở địa phương vẫn được quyền dự Giải nhưng phải ghi rõ mức giải và thông tin về cơ quan/ đơn vị, thời gian tổ chức giải thưởng. Tác phẩm đã đoạt Giải báo chí Quốc gia, các giải báo chí toàn quốc chuyên ngành khác không được tham dự. Các tác phẩm dự thi phải bảo đảm không có tranh chấp về bản quyền kể từ thời điểm được công bố.

Quang cảnh buổi họp báo. Quang cảnh buổi họp báo.

Về nội dung: Tác phẩm dự thi bảo đảm tính chân thực, chính xác, khách quan, có định hướng tư tưởng, chính trị đúng đắn. Nội dung tác phẩm phải nêu được những vấn đề về Giáo dục và đang được dư luận xã hội quan tâm; có tính phát hiện, tổng kết hoặc hướng dẫn có tính thuyết phục và hiệu quả xã hội cao; có phương pháp thể hiện hấp dẫn, sáng tạo; có tác động tích cực phục vụ công tác đổi mới Giáo dục. Không xét tác phẩm có tính chất hư cấu.

Nội dung tác phẩm dự thi cũng có thể viết về các hoạt động giáo dục tiêu biểu đã và đang triển khai ở các địa phương, cơ sở giáo dục các cấp học từ mầm non đến đại học. Các tập thể, cá nhân có nhiều giải pháp, kết quả, thành tích nổi bật, đổi mới sáng tạo trong dạy và học theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TƯ năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Những câu chuyện xúc động, có ảnh hưởng, tác động tích cực và truyền cảm hứng đối với xã hội về hình ảnh người thầy và những cống hiến của họ đối với sự nghiệp giáo dục của đất nước.

GS.TS Raymond Gordon, Hiệu trưởng Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) chia sẻ tại buổi họp báo. GS.TS Raymond Gordon, Hiệu trưởng Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) chia sẻ tại buổi họp báo.

Chia sẻ tại họp báo, GS.TS Raymond Gordon, Hiệu trưởng Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV), đánh cao sự xoay chuyển vượt bậc của giáo dục Việt Nam trong tình hình dịch Covid-19 khi ứng dụng nhanh chóng, mạnh mẽ công nghệ trong dạy và học trực tuyến. Có thể nói, thời gian qua lĩnh vực giáo dục Việt Nam đã chứng kiến một cuộc cách mạng mạnh mẽ.

Theo ông Raymond Gordon, Giải báo chí “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” có ý nghĩa truyền tải, lay động đến giáo viên, phụ huynh và các em học sinh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực giáo dục Việt Nam. Là năm thứ tư liên tiếp tham gia với tư cách nhà tài trợ kim cương, BUV cam kết sẽ hợp tác, đồng hành với Bộ GD&ĐT và báo Giáo dục và Thời đại cùng ban tổ chức Giải.

“Tôi rất vinh dự được Bộ GD&ĐT trao cơ hội chung tay góp sức làm nên thành công của Giải báo chí “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2021. Trong thời gian tới, BUV mong muốn, đồng hành và đóng góp cùng Việt Nam trong việc phát triển nền giáo dục quốc gia” – ông Raymond Gordon bày tỏ.

Nhiều vấn đề liên quan đến Giải được các phóng viên quan tâm, đặt câu hỏi với Ban tổ chức Nhiều vấn đề liên quan đến Giải được các phóng viên quan tâm, đặt câu hỏi với Ban tổ chức

Nhiều vấn đề xung quanh Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” đã được các cơ quan báo chí đề cập tại họp báo; trong đó có số lượng tác phẩm tham dự giải trong những năm qua; giải thưởng; nội dung được “ưu tiên” của Giải…

Liên quan đến nội dung này, ông Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại cho biết: Sau 3 năm tổ chức, các tác phẩm dự Giải ngày càng tăng. Cụ thể, năm đầu tiên tổ chức, Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” 2018 có hơn 400 tác phẩm dự thi. Đến năm 2019, con số này tăng lên thành gần 600 tác phẩm; và năm 2020, số lượng tác phẩm dự thi lên tới gần 900.

Giải đặc biệt năm nay cũng có thay đổi. Theo đó, những năm trước, giải đặc biệt gồm tiền mặt 30 triệu đồng và 1 chuyến đi Anh quốc. Nhưng do dịch bệnh Covid-19, nên thay bằng chuyến đi Anh, giải đặc biệt sẽ chuyển hoàn toàn thành tiền mặt với 60 triệu đồng.

Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi - Phó Trưởng ban Chỉ đạo cuộc thi thông tin tới báo chí. Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi - Phó Trưởng ban Chỉ đạo cuộc thi thông tin tới báo chí.

Liên quan đến câu hỏi có sự “ưu tiên” nào không với nội dung tác phẩm dự giải, ông Hồ Quang Lợi khẳng định: Giải đề cập toàn diện các mặt của đời sống giáo dục, đào tạo. Tác phẩm đạt giải cao phụ thuộc vào chất lượng bài viết. Những năm qua, bên cạnh những bài viết phản ánh các vấn đề trong quá trình đổi mới GD-ĐT, nhiều tác phẩm viết về giáo dục vùng khó gây xúc động và có sức lan toả sâu rộng, tiếp tục củng cố niềm tin của xã hội vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo.

Thời gian qua, ngành Giáo dục đã kiên cường, sáng tạo, linh hoạt để vượt qua thách thức chưa từng có bởi đại dịch Covid-19. Ghi nhận kết quả, cố gắng của ngành Giáo dục trong giai đoạn này, ông Hồ Quang Lợi tin tưởng đây sẽ là chất liệu tốt cho các tác phẩm dự giải năm nay.

------------------------------------

Giải dành cho các tác phẩm báo chí được đăng tải trên các loại hình báo chí được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép, phát hành trong nước và ở nước ngoài; thời gian đăng, phát từ ngày 5/9/2020 đến hết ngày 5/9/2021.

Các quy định cụ thể về bài dự thi của từng loại hình báo chí, bạn đọc quan tâm tìm hiểu Thể lệ Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam”được đăng tải trên báo Giáo dục và Thời đại điện tử, tại địa chỉ http://giaoducthoidai.vn

Loại hình báo chí được xét trao Giải gồm: Báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình; thể loại: Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, bình luận, chuyên luận, phóng sự, ký sự, điều tra, các chương trình phát thanh, truyền hình

Thời gian nhận tác phẩm từ ngày phát động đến ngày 30/9/2021.

Địa chỉ nhận tác phẩm: Báo Giáo dục và Thời đại, 15 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc qua Email: cuocthiVSNGDVN@moet.gov.vn

Đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện, ngoài phong bì ghi rõ: Bài tham gia Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021.

Xem Thể lệ chi tiết TẠI ĐÂY

Dự kiến Lễ tổng kết và trao giải được tổ chức và truyền hình trực tiếp trên VTV vào ngày 13/11/2021.


Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2021 cơ cấu giải thưởng bao gồm: 1 Giải đặc biệt lựa chọn từ các tác phẩm đoạt giải Nhất; 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và một số giải Khuyến khích cho mỗi loại hình (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình); Giải nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải (2 nhân vật).

Mỗi giải thưởng sẽ bao gồm: Biểu trưng Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam”; Chứng nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tiền thưởng bằng tiền mặt:

Giải Đặc biệt: 60.000.000 đồng; Giải nhất: 30.000.000 đồng/giải; Giải nhì: 15.000.000 đồng/giải; Giải ba: 10.000.000 đồng/giải; Giải khuyến khích: 5.000.000 đồng/giải.

Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải được nhận biểu trưng “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” và phần quà (hoặc tiền mặt) trị giá: 10.000.000 đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.