Điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnh tuyển sinh quốc tế giảm.
Việc bỏ nhập học có nhiều nguyên nhân khác nhau. Dù số lượng ứng viên đại học tăng nhẹ nhưng tình trạng bỏ nhập học vẫn khiến các trường đại học “lao đao”. Sinh viên giảm đồng nghĩa ngân sách các trường giảm, sự đa dạng trong khuôn viên trường học giảm, từ đó tác động đến chất lượng giáo dục và nghiên cứu của các trường.
Ngoài ra, tình trạng này còn đặt ra câu hỏi về tính ứng dụng và thực tế của bài thi chuẩn hóa A-Level. Đây là chứng chỉ giáo dục phổ thông bậc cao và cũng là kết quả để tuyển sinh vào các cơ sở giáo dục đại học Anh.
Tuy nhiên, nhiều thí sinh trúng tuyển bằng phương thức xét điểm A-Level lại bỏ nhập học. Điều đó khiến tính thực tế của bằng bị đem ra so sánh với kết quả SAT hoặc ACT. Nhiều trường đại học Mỹ đã bỏ SAT hoặc ACT vì cho rằng kết quả này không đủ công bằng.
Việc ứng viên bỏ nhập học dù đã trúng tuyển sẽ gây thêm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ sở giáo dục, vốn đã chịu ảnh hưởng từ số lượng sinh viên quốc tế giảm. Cụ thể, các nước có nhiều sinh viên quốc tế theo học tại Anh đều ghi nhận mức giảm, trong đó tuyển sinh từ Trung Quốc giảm 1,9%, Ấn Độ 3,8% và Liên minh châu Âu 0,8%.