Hơn 4 nghìn hiệu trưởng, hiệu phó cốt cán được bồi dưỡng trực tiếp qua lớp học ảo

GD&TĐ - Hơn 4000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán chính thức bước vào khoá tập huấn, bồi dưỡng mô – đun 4 về quản trị cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh.

Buổi khai mạc được diễn ra theo hình thức trực tuyến
Buổi khai mạc được diễn ra theo hình thức trực tuyến

Khoá tập huấn được tổ chức theo hình thức trực tiếp qua lớp học ảo. Mở đầu cho đợt tập huấn này là khoá bồi dưỡng dành cho 200 hiệu trưởng, hiệu phó cốt cán cấp tiểu học thuộc 6 tỉnh, thành: Hà Nội, Hà Nam, Lai Châu, Bắc Kạn, Hà Giang và Tuyên Quang đã được khai mạc sáng 13/10.

Phát biểu tại buổi khai mạc, GS.TS Phạm Quang Trung – Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục trao đổi, khoá tập huấn, bồi dưỡng lần này gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

GS.TS Phạm Quang Trung phát biểu tại buổi khai mạc
GS.TS Phạm Quang Trung phát biểu tại buổi khai mạc

Theo đó, các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng không thể thực hiện theo mô hình truyền thống. Để thích ứng với bối cảnh thực tiễn, Học viện đã chuyển sang hình thức tập huấn, bồi dưỡng trực tiếp qua lớp học ảo.

Do vậy, cán bộ, giảng viên và học viên cần khắc phục một số khó khăn trong quá trình học tập; lĩnh hội những kiến thức, kinh nghiệm từ quá trình lớp bồi dưỡng để ứng dụng vào thực tiễn.

Nhấn mạnh, mô – đun 4 là một trong những nội dung quan trọng, nằm trong khoá tập huấn triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 dành cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; GS Phạm Quang Trung cho rằng, mô – đun này có nội dung mang tính đặc thù.

Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng được xây dựng theo hướng tổ chức hoạt động học tập, đảm bảo định hướng phát triển năng lực cho cán bộ quản lý trở thành lực lượng cốt cán trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

TS Vũ Đình Chuẩn tập huấn, bồi dưỡng nội dung đầu tiên của mô - đun 4
TS Vũ Đình Chuẩn tập huấn, bồi dưỡng nội dung đầu tiên của mô - đun 4

PGS.TS Trần Hữu Hoan – Phó Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục – chia sẻ: Đợt tập huấn này sẽ áp dụng phương thức 7-2-7. Tức là, học viên có 7 ngày tự học, tự bồi dưỡng thông qua tài liệu mà Ban tổ chức đã gửi trên hệ thống. Sau đó, học viên sẽ có 2 ngày học trực tiếp qua lớp học ảo. Tiếp đến, học viên có 7 ngày để làm bài tập cuối khoá.

“Đây là lớp bồi dưỡng trực tiếp qua lớp học ảo nên toàn bộ khoá học sẽ được ghi hình qua hệ thống LMS. Trong quá trình tập huấn, học viên có thể tương tác hoặc trao đổi những khó khăn, vướng mắc để cùng giảng viên tháo gỡ” - PGS.TS Trần Hữu Hoan lưu ý, đồng thời nhấn mạnh: Sau khoá học, các học viên cần bắt tay ngay vào bồi dưỡng, hướng dẫn cho cán bộ đại trà ở cơ sở.

Ngay trong sáng nay (13/10), TS Vũ Đình Chuẩn – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) đã truyền đạt một số nội dung quy định và yêu cầu về quản lý cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với trường tiểu học, vai trò, trách nhiệm của hiệu trưởng.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ