Bồi dưỡng giáo viên: Khắc phục tình trạng “rơi rụng” kiến thức

GD&TĐ - Theo giáo viên, cán bộ quản lý, hệ thống học tập, bồi dưỡng trực tuyến (LMS) đã khắc phục được tình trạng “rơi rụng” kiến thức.

Cô Trần Thị Mỹ Hoa (ngoài cùng bên phải - áo vàng) trong một lớp khoá tập huấn, bồi dưỡng trực tiếp do Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) tổ chức - thời điểm chưa có dịch Covid-19 (năm 2020). Ảnh: NVCC.
Cô Trần Thị Mỹ Hoa (ngoài cùng bên phải - áo vàng) trong một lớp khoá tập huấn, bồi dưỡng trực tiếp do Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) tổ chức - thời điểm chưa có dịch Covid-19 (năm 2020). Ảnh: NVCC.

Do đó, việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng diễn ra thuận lợi, bảo đảm giáo viên cốt cán và đại trà đều bình đẳng tiếp cận tài liệu gốc trên LMS.

Không còn tình trạng “tam sao thất bản”

Thầy Nguyễn Trọng Ngoạn – Hiệu trưởng Trường tiểu học thị trấn Phú Hoà (Chư Păh, Gia Lai) cho biết, công tác bồi dưỡng, tập huấn có nhiều điểm mới tích cực; trong đó điểm nhấn là tài liệu được biên soạn công phu, khoa học, súc tích, có cả kênh chữ và kênh hình giúp người học dễ hiểu và dễ tiếp thu, nắm bắt kiến thức.

Cách thức bồi dưỡng mới, người học có thể kiểm soát được chất lượng và tiến độ học tập của mình. Bên cạnh đó, tài liệu được cập nhật đầy đủ, kịp thời không bị “tam sao thất bản”, bảo đảm giáo viên cốt cán và đại trà đều bình đẳng tiếp cận tài liệu gốc nên không tình trạng có F1, F2 như trước đây; giúp quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng được hiệu quả.

Thầy Nguyễn Trọng Ngoạn (ngoài cùng) tham gia tập huấn, bồi dưỡng mô – đun 3 về quản trị tài chính theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình (năm 2020)
Thầy Nguyễn Trọng Ngoạn (ngoài cùng) tham gia tập huấn, bồi dưỡng mô – đun 3 về quản trị tài chính theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình (năm 2020)

Trực tiếp tham gia hỗ trợ đồng nghiệp tự bồi dưỡng trên LMS, cô Trần Thị Mỹ Hoa – Trường tiểu học Vĩnh An (Tây Sơn, Bình Định) – chia sẻ: Nhờ có hệ thống này, giáo viên được tiếp cận với tài liệu gốc, với nguồn học liệu phong phú, có chất lượng.

Hiện, cô Hoa đã hoàn thành khoá tập huấn, bồi dưỡng 3 mô – đun do Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) tổ chức. “Quá trình tập huấn, bồi dưỡng chúng tôi còn được tham gia vào cộng đồng học tập do các nhóm/lớp tự kết nối trên Zalo. Nếu gặp khó khăn, vướng mắc, sẽ được các thầy cô đều trao đổi, cùng giải pháp tháo gỡ” – cô Hoa chia sẻ, đồng thời cho biết đã hoàn thành bồi dưỡng đại trà cho giáo viên lớp 1 hai mô- đun đầu là: Hướng dẫn thực hiện CT GDPT 2018; Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Bồi dưỡng thường xuyên, liên tục và mọi lúc, mọi nơi

Theo cô Hoa, hệ thống LMS giúp ích rất nhiều cho giáo viên đại trà trong học tập, trao đổi thông tin với giáo viên cốt cán. Từ đó, có thể hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Đặc biệt, LMS còn kích thích giáo viên, nhất là với giáo viên lớn tuổi tìm tòi, khám phá để bắt nhịp với đổi mới giáo dục, trước mắt là Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Một lớp tập huấn, bồi dưỡng giáo viên đại trà bằng hình thức trực tuyến, có sự hướng dẫn của giảng viên Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế).
Một lớp tập huấn, bồi dưỡng giáo viên đại trà bằng hình thức trực tuyến, có sự hướng dẫn của giảng viên Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế).

Đồng quan điểm, cô Bùi Thị Phương – giáo viên Trường tiểu học Phong Bình (Gio Linh, Quảng Trị) nhấn mạnh, LMS hỗ trợ đắc lực giáo viên cốt cán và giáo viên đại trà trong quá trình tự bồi dưỡng. Theo đó, giáo viên có thể sử dụng tài khoản của mình hoặc mượn tài khoản của đồng nghiệp để vào LMS tra cứu tài liệu và làm các bài tập trên hệ thống.

 “Chúng tôi đã hoàn thành bồi dưỡng giáo viên đại trà 3 mô – đun bằng hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp. Nhờ hệ thống LMS nên quá trình bồi dưỡng giáo viên đại trà ở địa phương diễn ra thuận lợi. Hiện, chúng tôi đang tham gia bồi dưỡng trực tuyến môn – đun 4 về Kế hoạch giáo dục nhà trường, tổ chuyên môn, kế hoạch bài dạy.

Dự kiến sang tuần sau sẽ tập huấn trên lớp học ảo do giảng viên Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) hướng dẫn. Sau khi hoàn thành bồi dưỡng mô – đun này, chúng tôi tiếp tục chia sẻ với giáo viên đại trà; qua đó tạo ra cộng đồng giáo viên cùng học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục và học mọi lúc, mọi nơi” – cô Phương trao đổi.

Theo thầy Nguyễn Trọng Ngoạn, khi nào cán bộ quản lý, giáo viên nhận thấy: tự bồi dưỡng là cần thiết và là nhu cầu tự thân thì mới thấy LMS có ý nghĩa như thế nào. Khi đó các tài liệu trên hệ thống này sẽ thực sự phát huy hiệu quả và có giá trị thực tiễn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.