Ông Nguyễn Hữu Nhân, Trưởng phòng Hành chính Khoa Kinh doanh và Quản trị RMIT Việt Nam và đồng sáng lập tổ chức Việt Nam Sạch và Xanh cho biết một trong những vấn đề môi trường dễ thấy nhất ở Việt Nam chính là tình trạng xả rác bừa bãi khắp nơi, ở cả khu vực thành thị và nông thôn: “Nỗ lực của Việt Nam Sạch và Xanh là chống lại vấn nạn xả rác qua các chương trình hành động cộng đồng”.
Đây là bước tiến vượt bậc từ khoảng 1.500 người tham dự vào năm 2017, và tất nhiên là một bước tiến rất xa so với ngày Trái đất đầu tiên tại RMIT Việt Nam vào năm 2008.
“Tôi đã nghiên cứu các tổ chức như Giữ nước Mỹ xinh đẹp, Giữ nước Úc xinh đẹp và Giữ nước Anh sạch sẽ. Với một số dãi ruy băng xanh, tôi đã ra bãi giữ xe của trường và bắt đầu phát cho các bạn sinh viên. Tôi hỏi các bạn rằng các bạn có xả rác không và nhiều bạn trả lời rằng: “Không, em ghét xả rác”. Do đó, tôi nói: “Vậy thì tốt, nếu các em ghét xả rác, hãy cột dãi ruy băng này lên kính xe máy của các em”.
Chỉ trong vòng vài ngày, từng chiếc xe trong bãi đều có dãi ruy băng cột trên đó và thông điệp bắt đầu lan rộng ra. Trong năm 2013, nỗ lực này đã phát triển lên thành tổ chức Việt Nam Sạch và Xanh" - ông Nguyễn Hữu Nhân kể lại.
Các sự kiện thu gom rác tất nhiên tạo được ảnh hưởng, tuy nhiên, liên quan đến vấn nạn này để thay đổi trên toàn xã hội sẽ cần đến sự dẫn dắt của Chính phủ. “Chúng tôi có thể làm điều này và chắc chắn rằng chúng tôi đang thay đổi tư duy và hành vi của người dân, nhưng chỉ từng người trong từng lần một thôi.
Nếu có Chính phủ đứng sau thì sáng kiến này cũng sẽ thành công như việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy” - người lãnh đạo tổ chức Việt Nam Sạch và Xanh bày tỏ. Tổ chức này cũng cộng tác với đồng nghiệp tại RMIT Việt Nam để lan toả thông điệp không xả rác đến các trường học.
Tiến sĩ Brian McCauley, giảng viên ngành Truyền thông chuyên nghiệp tại Khoa Truyền thông và Thiết kế, đã hỗ trợ trong dự án phát triển ứng dụng có tên gọi Anh Hùng Rùa Xanh, nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc không xả rác.
Trong một nghiên cứu với tiêu đề Vietnam Run: Học trên điện thoại di động theo cách khác, Tiến sĩ Brian và các đồng tác giả từ RMIT Việt Nam đã giải thích tại sao họ chọn theo phương pháp này. Họ ghi nhận rằng việc tăng mức phạt với hành vi xả rác không tác động nhiều đến vấn nạn này.
“Vì vậy, việc cấp bách đặt ra là cần xem xét biện pháp khác có thể khả dĩ nâng cao ý thức về môi trường của công chúng nhằm tạo ra thay đổi tích cực trong cộng đồng Việt Nam”, Tiến sĩ Brian viết.
Thầy Brian ghi nhận rằng phần lớn ứng dụng tải về ở Việt Nam là trò chơi. Điều này chỉ ra cơ hội cho những người làm công tác nghiên cứu để theo đuổi hướng mới trong cuộc chiến chống xả rác.
Kết quả là Anh Hùng Rùa Xanh, với tên gọi ban đầu là Vietnam Run, đã ra đời. Đây là trò chơi theo dạng chạy đua, với các nhân vật do sinh viên ngành Thiết kế RMIT Việt Nam tạo ra, sẽ nhặt rác khi chạy qua những địa điểm khác nhau ở Việt Nam.
Tiến sĩ Brian viết: “Việc phát triển và thực hiện Vietnam Run phục vụ hai mục tiêu. Thứ nhất, trò chơi chuyển tải thông điệp trọng yếu trực tiếp đến với các bạn trẻ Việt Nam rằng Việt Nam tươi đẹp, rằng tất cả mọi người nên góp phần của mình trong việc không xả rác.
Thứ hai, trò chơi được thiết kế để hỗ trợ nỗ lực của Việt Nam Sạch và Xanh trong giáo dục các bạn trẻ Việt Nam về tầm quan trọng của việc không xả rác bằng cách nâng cao ý thức trên các phương tiện truyền thông đồng thời là thành tố chính trong các chiến dịch giáo dục ở các trường trường học”.
Ứng dụng hiện đang được thí điểm ở một trường tiểu học ở Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, cũng như ba trường tỉnh Nam Định. Dự án ứng dụng điện thoại này thuộc Studio•V, Trung tâm hỗ trợ và tiếp cận các vấn đề xã hội và môi trường tại Việt Nam của Đại học RMIT Việt Nam.
Ứng dụng hiện có trên kho ứng dụng của Android và iOs với tên gọi Anh Hùng Rùa Xanh.