Hội thảo triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”

GD&TĐ - Ngày 27/10 tại TP Hồ Chí Minh, Bộ GD&ĐT đã tổ chức hội thảo Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025.

Quang cảnh Hội thảo.
Quang cảnh Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có đại diện 31 Sở GD&ĐT tỉnh, thành từ Quảng Nam trở vào và Ban phụ nữ quân đội.

Hội thảo nhằm thực hiện Chương trình công tác năm 2022 của Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Quyết định số 99/QĐ-BGDĐT ngày 10/1/2022, Kế hoạch số 626/KH-BGDĐT ngày 30/6/2021 triển khai Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 685/KH-BGDĐT ngày 20/6/2022 Triển khai nhiệm vụ Hướng dẫn thực hiện Chuyên đề năm 2022.

Chuyên gia Vụ GDMN trình bày tại Hội thảo Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.

Chuyên gia Vụ GDMN trình bày tại Hội thảo Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.

Để triển khai, Bộ GD&ĐT tổ chức Chương trình Hội thảo với các nội dung: Tham quan môi trường giáo dục và dự 8 hoạt động giáo dục cho trẻ theo hướng thực hành trải nghiệm/học thông qua chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm (4 hoạt động đối với trẻ nhà trẻ (trẻ từ 13 - 18 tháng tuổi và 24 - 36 tháng tuổi); 4 hoạt động mẫu giáo) tại trường MN Thành phố - mô hình điểm chỉ đạo triển khai Chuyên đề thuộc Sở GD&ĐT TPHCM).

Phần thảo luận chung tại Hội thảo, các cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đã tập trung vào các nội dung triển khai chuyên đề giai đoạn 2021-2025. Cụ thể: Các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chuyên đề; Kinh nghiệm về chỉ đạo, hướng dẫn triển khai chuyên đề của địa phương trong bối cảnh hiện nay; việc triển khai mô hình điểm tại địa phương có điều kiện khác nhau; Những hạn chế, khó khăn và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng triển khai chuyên đề; Công tác truyền thông nhân rộng điển hình tốt về mô hình điểm Chuyên đề của các địa phương.

Các đại biểu quan sát hoạt động vui chơi của trẻ tại Hội thảo Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.

Các đại biểu quan sát hoạt động vui chơi của trẻ tại Hội thảo Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.

Bế mạc Hội thảo, bà Hoàng Thị Dinh, Phó Vụ trưởng Vụ GDMN cho biết: Quan điểm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT là khuyến khích giáo viên cho trẻ sử dụng tối đa đồ dùng đồ chơi theo Danh mục tối thiểu. Triển khai, thực hiện Chuyên đề phải tiếp tục được thực hiện đến tất cả các cơ sở GDMN trong điều kiện thuận lợi hay khó khăn khác nhau, bảo đảm cho tất cả trẻ mầm non đều được tiếp cận với môi trường giáo dục an toàn, thân thiện; trẻ được học thông qua chơi, thực hành/trải nghiệm giúp trẻ hình thành, phát triển các kỹ năng cần thiết phù hợp với lứa tuổi, cần thiết trong cuộc sống, hướng tới tương lai.

Trên cơ sở những kinh nghiệm trong quá trình triển khai Chuyên đề của giai đoạn 1, các địa phương tập trung triển khai sâu hơn một số nội dung Chuyên đề giai đoạn 2: Bảo đảm các điều kiện thực hiện; đẩy mạnh xây dựng, phát triển mô hình điểm theo hướng đa dạng, phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, trường, lớp, nhu cầu của trẻ và năng lực của giáo viên, mô hình sâu theo Tiêu chí Trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm (Môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, Kế hoạch và tổ chức các hoạt động NDCSGD, đánh giá sự phát triển của trẻ, công tác phối hợp cha mẹ của trẻ em/gia đình/cộng đồng/xã hội).

Đại biểu quan sát hoạt động chăm sóc trẻ 13 - 18 tháng tuổi tại Hội thảo Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.

Đại biểu quan sát hoạt động chăm sóc trẻ 13 - 18 tháng tuổi tại Hội thảo Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.

Hoạt động Hội thảo, tập huấn thể hiện sự quan tâm của Bộ GD&ĐT với việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn đối với cán bộ quản lý, giáo viên. Quan điểm chỉ đạo chung là chú trọng thực hiện tích hợp, tinh giản hồ sơ sổ sách, không gây áp lực cho giáo viên. Đẩy mạnh truyền thông, chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình tốt về Chuyên đề trong các cơ sở GDMN và giữa các cơ sở GDMN trong huyện/tỉnh, thành phố, toàn quốc. Các cơ sở GDMN cần bám sát các Tiêu chí "trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" vận dụng sâu trong thực hiện Chương trình GDMN nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Các đại biểu trao đổi, thảo luận, chia sẻ, rút kinh nghiệm những mặt được và chưa được về việc "lấy trẻ làm trung tâm" trong tạo dựng môi trường giáo dục và khai thác sử dụng thiết bị đồ chơi; sử dụng hình thức, phương pháp giáo dục thực hành, trải nghiệm, học thông qua chơi; quan sát, theo dõi đánh giá trẻ...; quan sát, tham dự các hoạt động tại Trường mầm non Thành phố, với các hoạt động: Hoạt động nhóm 24-36 tháng tuổi: Phát triển thể chất (bóc vỏ trứng); Hoạt động lớp 5-6 tuổi: Nhận thức định hướng trong không gian (Lập trình đường đi). Hoạt động nhóm 13-18 tháng tuổi: Nhận biết và tập nói về con cá. Hoạt động lớp 5-6 tuổi: Thực hành làm bánh tart trứng. Hoạt động lớp 4-5 tuổi: Khám phá về "hoa đậu biếc". Hoạt động nhóm 24 – 36 tháng tuổi: Phát triển vận động tinh (Xé giấy). Hoạt động lớp 4-5 tuổi: Bò bằng bàn tay, bàn chân. Hoạt động nhóm 24 - 36 tháng: Tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mỹ (in màu nước).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.