Hội phụ nữ với những mô hình giảm nghèo, phát triển kinh tế

GD&TĐ - Nhằm giúp bà con thoát nghèo, phát triển kinh tế và có cuộc sống ổn định, Hội phụ nữ huyện Đắk Hà (Kon Tum) có nhiều hoạt động, mô hình thiết thực.

Hội phụ nữ thôn Thanh Xuân (xã Đăk Ngọk) giới thiệu nhiều mô hình thiết thực, ý nghĩa đến người dân.
Hội phụ nữ thôn Thanh Xuân (xã Đăk Ngọk) giới thiệu nhiều mô hình thiết thực, ý nghĩa đến người dân.

Vay vốn Hội phụ nữ để phát triển kinh tế

Gia đình chị Y Tuyên (thôn Kon Jri, xã Ngọk Wang, huyện Đắk Hà, Kon Tum) từng thuộc hộ khó khăn, kinh tế chưa ổn định. Đầu năm 2023, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã hỗ trợ cho chị 3 con heo giống, 20 con vịt. Có sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền, chị mạnh dạn vay thêm 50 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội để mở rộng đàn heo và nuôi cá. Nhờ gia đình chăm chỉ, áp dụng tốt kĩ thuật nên mô hình đa con đã phát triển tốt, cho thu nhập cao.

“Khi tham gia Hội phụ nữ tôi được tuyên truyền về xây dựng gia đình hạnh phúc, tránh các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, được quan tâm hỗ trợ để phát triển kinh tế, vươn lên thoát khỏi đói nghèo”, chị Y Tuyên chia sẻ.

Chị Y Nguyên – Phó chủ tịch Hội LHPN xã Ngọk Wang cho hay, chị em phụ nữ trong xã rất chủ động để vay vốn, học hỏi nhằm phát triển kinh tế. Trong những buổi tập huấn về khoa học kĩ thuật, chị em phụ nữ tham gia đông đủ và rất tập trung. Nhờ vậy, mọi người áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi nên kinh tế ổn định hơn trước kia.

Tương tự, qua nhiều năm tích góp từ làm cà phê, trồng và buôn bán gừng, gia đình chị Vi Thị Niệm (thôn Thanh Xuân, xã Đăk Ngọk, huyện Đắk Hà) đã xây ngôi nhà khang trang rộng hơn 130m2 .

“Nhờ các ban ngành tuyên truyền, hỗ trợ rất nhiều trong cuộc sống, sản xuất thì gia đình tôi mới có kinh tế ổn định, đời sống ấm no như hiện nay. Tôi sẽ cố gắng hơn nữa và sẻ chia kinh nghiệm với những gia đình khó khăn khác”, chị Niệm nói.

Tháng 7/2023 vừa qua thôn Thanh Xuân được công nhận là thôn Nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để có được kết quả này, Hội LHPN đã chọn thôn Thanh Xuân xây dựng mô hình điểm “Làng phụ nữ dân tộc thiểu số nông thôn mới”. Theo đó, đơn vị tập trung tuyên truyền hiệu quả về cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. Với nội dung thiết thực, chị em trong thôn luôn tham gia sinh hoạt đầy đủ nên nhận thức ngày càng nâng lên. Nhờ đó cuộc sống của bà con thoát khỏi khó khăn và dần ổn định.

Phụ nữ trong xây dựng Nông thôn mới

Chị em phụ nữ dọn dẹp đường làng, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp.

Chị em phụ nữ dọn dẹp đường làng, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp.

Những năm qua, Hội phụ nữ đóng vai trò lớn trong việc xây dựng Nông thôn mới. Để cụ thể hóa Hội LHPN tỉnh Kon Tum đã xây dựng Đề án “Làng phụ nữ dân tộc thiểu số nông thôn mới”. Đề án cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 (2018-2020), từ 2021 đến nay tiếp tục duy trì và nhân rộng. Việc xây dựng “Làng phụ nữ DTTS nông thôn mới” được Hội phụ nữ xác định, chọn lọc các tiêu chí cụ thể trong Bộ tiêu chí xây dựng NTM theo từng giai đoạn. Trong năm 2023, mô hình “Làng phụ nữ DTTS nông thôn mới” gồm 9 tiêu chí, 41 chỉ tiêu, như: giao thông; thông tin và truyền thông; thu nhập; văn hoá, giáo dục và y tế…

Thực hiện Đề án của Hội LHPN tỉnh, đến nay trên địa bàn huyện Đắk Hà đã xây dựng được 5 mô hình “Làng phụ nữ dân tộc thiểu số nông thôn mới” ở 5 xã với gần 500 thành viên tham gia.

Chị Phạm Thị Viên – Chủ tịch Hội LHPN huyện Đắk Hà cho biết, với 5 mô hình được triển khai ở 5 xã thuộc khu vực DTTS khó khăn, bước đầu cũng đem lại hiệu quả thiết thực về xây dựng gia đình 5 không 3 sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường…

Theo chị Viên, qua việc thực hiện mô hình “Làng phụ nữ DTTS nông thôn mới”, các cấp Hội LHPN đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ đó làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, nâng cao chất lượng đời sống của hội viên DTTS.

Bên cạnh duy trì vững chắc các tiêu chí ở những làng đã đạt “Làng phụ nữ DTTS nông thôn mới”, Hội LHPN huyện Đắk Hà cũng phấn đấu trong giai đoạn 2021-2026 xây dựng thêm 3 làng tương tự.

Chị Viên cho hay, thời gian tới Hội LHPN sẽ tiếp tục tuyên truyền, gắn với triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số. Cùng với đó thực hiện có hiệu quả vấn đề phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...