Hội nghị Văn hóa toàn quốc: Nối tiếp mạch nguồn “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

GD&TĐ - Sáng 24/11, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham quan trưng bày các di sản văn hóa Việt Nam. Ảnh: TTXVN.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham quan trưng bày các di sản văn hóa Việt Nam. Ảnh: TTXVN.

75 năm sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946), Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 mang ý nghĩa quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc để bước sang thời kỳ mới, tập trung phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Tầm quan trọng của văn hóa

Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 diễn ra tại Hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội) và được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố.

Đây được coi là “Hội nghị Diên Hồng” của ngành văn hóa, do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.

Tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc…

Xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia - dân tộc…

Phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh gắn liền với đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, phi văn hóa, phản văn hóa; bảo vệ những giá trị chân - thiện - mỹ…

Phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hóa là nhân dân; tôn trọng và bảo vệ sự biểu đạt đa dạng của văn hóa…

Chú trọng xây dựng Đảng và hệ thống chính trị về văn hóa, về đạo đức; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…

Xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số. Khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh…

Trong báo cáo, ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, khẳng định đường lối xuyên suốt của Đảng về văn hóa, luôn xác định đặt văn hóa là một trong ba mặt trận quan trọng - ngang hàng với chính trị, kinh tế.

“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, nhờ quan điểm lãnh đạo mà văn hóa thời gian qua đạt được nhiều thành tựu. Đặc biệt, bản sắc và giá trị văn hóa, con người Việt Nam tiếp tục được kế thừa, phát huy mạnh mẽ khi đất nước gặp khó khăn, thử thách.

Từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, đã có hàng trăm, nghìn tỉ đồng được quyên góp để hỗ trợ các địa phương và người dân gặp khó khăn từ ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp, đoàn thể và người dân.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cũng nêu một số yếu kém, bất cập trong văn hóa thời gian qua như trong bố trí, sử dụng cán bộ làm văn hóa. Vai trò của trí thức, văn nghệ sĩ chưa được quan tâm đúng mức.

Nhiều loại hình di sản văn hóa truyền thống có dấu hiệu xuống cấp, nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu. Văn học nghệ thuật thiếu vắng những tác phẩm lớn, nhập siêu văn hóa kéo dài, mức đầu tư cho văn hóa đối ngoại còn thấp.

Đặc biệt, môi trường văn hóa gia đình - nhà trường - xã hội có lúc có nơi chưa lành mạnh. Tính cộng đồng làng xã suy giảm, quan hệ xã hội đôi khi mang tính thực dụng, vụ lợi.

Hoàn thiện các hệ giá trị

Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Đảng ta xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta.

Với quan điểm chỉ đạo coi văn hóa là nền tảng tinh thần, là mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý… hội nghị đưa ra mục tiêu xây dựng văn hóa và con người Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể là hoàn thiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa Việt Nam, hệ giá trị con người Việt Nam, gia đình Việt Nam thời kỳ mới tạo môi trường và điều kiện để phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ, tâm hồn, thể chất, phát huy cao độ lòng yêu nước.

Một mục tiêu quan trọng khác được đặt ra sau hội nghị này cho ngành văn hóa là phải xây dựng được môi trưởng văn hóa lành mạnh, ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp đạo đức, lối sống.

Trong tham luận, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, trên tinh thần “tự do sáng tác là điều kiện sống còn để tạo nên giá trị đích thực trong văn hóa, văn nghệ”, quá trình đổi mới thể chế theo hướng hội nhập quốc tế đã từng bước hình thành khung chính sách.

Trong dòng chảy của văn hóa Việt Nam sau 35 năm đổi mới cho thấy, nhận thức về văn hóa, xã hội, con người ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng thừa nhận trước yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển, lĩnh vực văn hóa còn bộc lộ một số hạn chế. Đã xuất hiện các hiện tượng văn hóa tầm thường, biểu hiện “lệch chuẩn”.

Môi trường văn hóa, đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, văn minh công cộng chưa được xây dựng theo hướng văn hóa… Đời sống văn hóa, tinh thần ở một số nơi còn đơn điệu; chưa có nhiều tác phẩm văn học - nghệ thuật có giá trị cao; việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa còn gặp khó khăn.

Để Nghị quyết của Đảng thực sự đi vào cuộc sống, đòi hỏi phải nâng cao nhận thức, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người - xây dựng con người để phát triển văn hóa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.