Hội nghị khoa học thường niên của Trường ĐH Thủy lợi: Nhiều báo cáo chất lượng

GD&TĐ - Sáng nay 18/11 Trường Đại học Thuỷ lợi đã tổ chức Hội nghị Khoa học thường niên. Sau phiên toàn thể buổi sáng, chiều cùng ngày các nhà khoa học chia ra làm việc ở 17 tiểu ban chuyên ngành.

GS.TS Trịnh Minh Thụ phát biểu khai mạc
GS.TS Trịnh Minh Thụ phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, GS.TS Trịnh Minh Thụ - Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi, cho biết: Đây là hoạt động khoa học lớn nhất trong năm của trường, quy tụ các nhà khoa học, các nhà quản lý từ các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Là diễn đàn khoa học để trình bày các nghiên cứu mới, góp phần đẩy mạnh ứng dụng nghiên cứu khoa học vào thực tế cuộc sống.

Báo cáo nghiên cứu tại phiên toàn thể
Báo cáo nghiên cứu tại phiên toàn thể

Theo Ban tổ chức, đã có 228 bài nghiên cứu khoa học gửi đến Hội nghị, có 179 bài có chất lượng với nội dung hấp dẫn và cung cấp nhiều thông tin khoa học quan trọng của các lĩnh vực Công trình; Kỹ thuật Tài nguyên nước; Thủy văn - Thủy lực; Hóa & Môi trường; Công nghệ Thông tin; Điện - Điện tử; Cơ khí; Khoa học xã hội; Kinh tế và Quản lý;  Ngôn ngữ Anh. 

Báo cáo viên tại các tiểu ban
Báo cáo viên tại các tiểu ban

Hội nghị thực sự là diễn đàn để các nhà khoa học chia sẻ các kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội; đồng thời thảo luận về những thách thức thực tế gặp phải và giải pháp thích ứng. Đặc biệt, 3 báo cáo mời toàn thể được trình bày bởi các nhà khoa học có uy tín, những chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế.

Những báo cáo liên ngành nhằm giới thiệu và định hướng ứng dụng các công cụ chủ chốt của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), mô phỏng (Simulation), tính toán lưới (Simulation), Viễn thám (Remote Sensing), thiết bị tự bay (Drones),… trong các nghiên cứu liên ngành thuộc các lĩnh vực khoa học bền vững nói chung, quản lý và giảm nhẹ thiên tai, cơ điện tử và robotics.

Hội nghị kéo dài hết ngày 18/1, chia ra làm việc ở 17 tiểu ban chuyên ngành. Theo đánh giá của ban tổ chức, các báo cáo đều thể hiện hàm lượng chất xám cao, mang tính thực tiễn cao. Các nhà khoa học, các nhà quản lý từ các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước sẽ gặt hái được nhiều kết quả từ diễn đàn khoa học này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.