Trường Đại học Thủy lợi ra mắt 4 nhóm nghiên cứu mạnh

Trường Đại học Thủy lợi ra mắt 4 nhóm nghiên cứu mạnh

Năm 2020, có 9 nhóm nộp hồ sơ đăng ký, sau 2vòng xét tuyển có 4 nhóm đạt yêu cầu theo đề xuất của hội đồng chuyên môn vàđược nhà trường ra quyết định thành lập 4 nhóm nghiên cứu mạnh:

1. Nhóm AICOST-liên ngành giữa công nghệ thông tin, thuỷ văn và kỹ thuật tài nguyên nước nhằmmục tiêu ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho các vấn đề thuỷ lợi, phòng chống thiêntai trong ngữ cảnh của biến đổi khí hậu.

2. Nhóm MLIC-liên ngành giữa công nghệ thông tin, Điện- Điện Tử với mục tiêu xây dựng các hệthống giám sát, điều khiển thông minh.

3. Nhóm GRAT-liênngành giữa công nghệ viễn thám và thuỷ lợi nhằm mục tiêu ứng dụng các kỹ thuậtviễn thám tiên tiến (remote sensing) cho các bài toán thuỷ lợi

4. Nhóm ROOM-nghiên cứu tồn lưu, đánh giá rủi ro và giải pháp giảm thiểu của các chất hữu cơbền (PTS) trong môi trường. Nhóm cũng nghiên cứu giải pháp xử lý nước thải chứacác chất hữu cơ dễ phân hủy, từ đó hoàn chỉnh hướng nghiên cứu về ô nhiễm chấthữu cơ nói chung trong môi trường.

Các nhóm Nghiên cứu mạnh sẽ tập hợp các chuyêngia nghiên cứu mũi nhọn của Trường Đại học Thuỷ Lợi và các chuyên gia đầu ngànhtrong nước và quốc tế, với mục tiêu chiến lược đẩy mạnh nghiên cứu của TrườngĐại học Thuỷ Lợi trở thành trường hàng đầu trong nước và có uy tín trong cáctrường trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Theo đại diện nhà trường, mục tiêu xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh nhằm:Nâng cao năng lực đội ngũ thông qua hoạt động nghiên cứu liên ngành để giảiquyết các vấn đề phát triển bền vững; Tiến tới việc tạo ra các sản phẩm có hàmlượng chất xám cao cho công nghiệp, nông nghiệp và đời sống xã hội; Tăng cườngcác công bố quốc tế chất lượng cao; Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đặcbiệt là đào tạo tiến sĩ; Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong các dự ánnghiên cứu cụ thể

Việc triển khai xây dựng các nhómnghiên cứu mạnh sẽ giúp hình thành nên những tập thể khoa học mạnh, có khả năngthực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu lớn, mang tính dài hạn. Điều này không chỉgiúp nâng cao số lượng các công trình công bố quốc tế chất lượng cao, giải pháphữu ích, mà còn tăng cường khả năng hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng đàotạo đại học, đào tạo sau đại học và xếp hạng đại học theo các tiêu chuẩn quốctế của nhà trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.