Hội nghị khoa học 'Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ'

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Ngày 19/8, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh và Cục Sở hữu trí tuệ đã phối hợp tổ chức Hội nghị khoa học “Những điểm mới của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ”.

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Hội nghị nhằm tuyên truyền, tạo diễn đàn pháp lý để trao đổi, tổng hợp, phân tích các quy định mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Tham dự Hội nghị khoa học có ông Nguyễn Văn Bảy – Phó Cục trưởng Cục SHTT, Bộ KHCN; ông Trần Giang Khuê – Trưởng VPĐD Cục SHTT tại TP.HCM và ông Hoàng Anh – Phó Trưởng phòng Pháp chế và Chính sách, Cục SHTT.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, PGS.TS. Vũ Văn Nhiêm, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường cho biết Luật Sở hữu trí tuệ đã được xây dựng và áp dụng hơn 15 năm, được sửa đổi bổ sung hai lần vào năm 2009 và năm 2019. Tuy nhiên, dựa trên chủ trương định hướng xây dựng nhà nước của Đảng cũng như định hướng xây dựng pháp luật của Nhà nước cho thấy “trí tuệ” là tài sản đặc biệt, chỉ khi khắc phục những vướng mắc bất cập trong thực tiễn thi hành thì mới có thể khai thác tốt nguồn tài nguyên này để phát triển kinh tế xã hội.

“Chính vì vậy, việc sửa đổi bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ nhằm bảo đảm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong sáng tạo trên các lĩnh vực đồng thời bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ theo Hiến pháp và pháp luật, là một việc vô cùng cấp thiết trong thời buổi hiện nay để hoạt động SHTT được hoàn thiện và tốt hơn”- PGS.TS Vũ Văn Nhiêm nhấn mạnh.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Bảy- Phó Cục trưởng Cục SHTT, Bộ KHCN nhìn nhận những góp ý, trình bày tại hội nghị đa phần là những sự thay đổi lớn, mang tính thực tế cao, đặc biệt phù hợp bối cảnh hiện nay.

Đại diện Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ KHCN chia sẻ tham luận tại hội nghị

Đại diện Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ KHCN chia sẻ tham luận tại hội nghị

Hội nghị được tổ chức thành hai phiên với nhiều tham luận về các chủ đề như: “Tổng quan về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và một số vấn đề chung về sở hữu công nghiệp”; “Những điểm mới của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí” và “Những điểm mới của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý”.

Chủ đề về "sở hữu công nghiệp" cũng là một vấn đề được các chuyên gia luật lưu ý, thảo luận sôi nổi. Trong đó, nổi bật nhiều luận cứ về các điểm mới về cách thức khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại đã đưa ra hướng giải quyết những vấn đề còn khúc mắc trong quá trình xử lý, thẩm định các đơn khiếu nại.

Vấn đề công cuộc xây dựng Luật Sở hữu trí tuệ sẽ theo hướng áp dụng nguyên tắc hồi tố đối với những điều khoản có lợi cho người dân cũng đã thu hút hàng chục ý kiến thảo luận.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.