Hội đàm Mỹ - Triều: Không thể thỏa hiệp

GD&TĐ - Washington và Bình Nhưỡng vừa kết thúc cuộc hội đàm chính thức về giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên tại Stokholm (Thụy Điển). Cuộc đàm phán diễn ra trên tinh thần “thân thiện và hiệu quả”, tuy nhiên, đúng theo dự đoán của các nhà phân tích, nó kết thúc mà không có bất cứ kết quả nào.

Đoàn Triều Tiên họp báo khẳng định đổ vỡ đàm phán là do người Mỹ. Ảnh: Reuters
Đoàn Triều Tiên họp báo khẳng định đổ vỡ đàm phán là do người Mỹ. Ảnh: Reuters

Những “trục trặc” trước vòng đàm phán

Ngay trong ngày 1/10, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố nơi gặp gỡ của hai phái đoàn là Thụy Điển. Thứ trưởng Ngoại giao CHDND Triều Tiên Choi Song-hee khẳng định rằng các cuộc đàm phán sẽ được tổ chức vào ngày 5/10. Vậy nhưng, ngay ngày hôm sau, Triều Tiên đã tiến hành thử tên lửa mới.

Hãng KCNA - Cơ quan ngôn luận chính thức của Bình Nhưỡng đã công bố về vụ phóng một tên lửa loại mới từ một tàu ngầm ở biển Nhật Bản. Đây là loại tên lửa đạn đạo “Pukgukson-3” mà Triều Tiên công bố vào tháng 8/2017. Sau thử nghiệm, Nhật Bản đã phản đối, Liên Hợp Quốc bày tỏ lo ngại và Hoa Kỳ kêu gọi Bình Nhưỡng kiềm chế.

Nhưng CHDCND Triều Tiên không hủy cuộc họp. Tuy nhiên, không có thông tin xác nhận về các cuộc đàm phán được cả Washington và Bình Nhưỡng công bố vào ngày thứ Năm (3/10). Cụ thể, không có sự rõ ràng một cuộc họp sẽ diễn ra ở Thụy Điển như đã thông báo trước đó.

“Chúng tôi đã xem thông tin trên phương tiện truyền thông, nhưng chúng tôi không xác nhận thông tin này”, ông Buell Lindberg, đại diện Bộ Ngoại giao Thụy Điển nói với hãng tin TASS của Nga. Trong khi đó, đại diện của hai nước đã bay tới Stockholm – Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa tin.

Nhà nghiên cứu hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc tại Viện Viễn Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga Konstantin Asmolov không mong đợi kết quả thực tế từ các cuộc đàm phán. Theo ông, các bên thà “nói tốt về triển vọng đối thoại” còn hơn là đạt được bất kỳ kết quả thực tế nào.

Được biết, trên đường đến Stockholm, phái đoàn Triều Tiên đã ghé thăm Bắc Kinh và dừng ở Moscow trên đường trở về. Điều này chứng tỏ Nga và Trung Quốc đang đóng vai trò quan trọng trong cuộc đàm phán Mỹ - Triều.

Không đạt được thỏa thuận

Triều Tiên công bố thử thành công tên lửa “Pukgukson-3” từ tàu ngầm
 Triều Tiên công bố thử thành công tên lửa “Pukgukson-3” 
từ tàu ngầm

Từ ngày 5 - 6/10, phái đoàn Hoa Kỳ do Đại diện đặc biệt về CHDCND Triều Tiên Stephen Bigan dẫn đầu và phái đoàn Bắc Triều Tiên do đại sứ đặc biệt Kim Myong-gil làm trưởng đoàn, đã gặp nhau tại biệt thự Elvis Strand Muff trên đảo Lidigne.

Tuy nhiên, kết quả đàm phán kéo dài hơn 8 giờ ở Thụy Điển đã nhận được những đánh giá khác nhau ở Bình Nhưỡng và Washington. Triều Tiên gọi kết quả cuộc đàm phán là thất bại, còn Mỹ phủ nhận điều này. Mặc dù ngay sau cuộc họp của các phái đoàn Mỹ và CHDCND Triều Tiên, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định còn quá sớm để nói về tiến trình đàm phán với CHDCND Triều Tiên tại Stockholm.

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus tuyên bố về hiệu quả của cuộc đàm phán. Theo bà Morgan Ortagus, “Hoa Kỳ đã đưa ra những ý tưởng sáng tạo và có những cuộc thảo luận tốt với các đồng nghiệp từ CHDCND Triều Tiên”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh vào nhu cầu tương tác sâu sắc hơn, các bên cũng đồng ý gặp lại và tiếp tục thảo luận về các chủ đề chung.

Tuy nhiên, không một từ nào xác nhận việc đình chỉ trừng phạt. Theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, người đứng đầu phái đoàn Triều Tiên đã ngừng đàm phán do các bên không thể thỏa hiệp và rời cuộc họp mà không chờ kết thúc chính thức. Phía Mỹ đã không đưa ra bất cứ điều gì trong cuộc họp, điều này gây ra một sự thất vọng khác mà Triều Tiên đã trải qua trong hội nghị thượng đỉnh vào tháng Hai năm nay.

Còn nhớ, cuộc gặp đầu tiên của Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un đã diễn ra tại Singapore vào tháng 6/2018. Trong đó, một văn kiện chung được ký kết liên quan đến phi hạt nhân hóa ở phía bắc Bán đảo Triều Tiên để đổi lấy sự đảm bảo an ninh từ Washington.

Trước đó, CHDCND Triều Tiên đã phá hủy một bãi thử hạt nhân nằm ở Phungeri, cách biên giới với Nga chưa đầy 200 km. Sau hội nghị thượng đỉnh, các cơ sở chính của bãi thử tên lửa Sohe đóng vai trò quan trọng trong chương trình của Triều Tiên để tạo ra tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đã bị dỡ bỏ. Nhưng Mỹ khăng khăng đòi Triều Tiên giải giáp thêm và dỡ bỏ các cơ sở hạt nhân tại trung tâm hạt nhân quan trọng của Yongbyon.

Sau đó, vòng đàm phán thứ hai được tổ chức vào tháng 2/2019 tại Hà Nội đã bị nhà lãnh đạo Mỹ dừng đột ngột. “24 giờ của một cơn ác mộng” - Các phương tiện truyền thông Mỹ ví cuộc họp như vậy. Bắc Triều Tiên yêu cầu dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt và tuyên bố của Hoa Kỳ rằng không thể nới lỏng các lệnh trừng phạt cho đến khi thực hiện phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Những tuyên bố trái chiều trên dẫn đến không có thỏa thuận nào được ký kết trong cuộc họp.

Lần thứ ba các nhà lãnh đạo gặp nhau vào ngày 30/6, ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên bước lên lãnh thổ của CHDCND Triều Tiên. Chuyến thăm gần như tự phát, đề xuất đến từ ông Trump trên Twitter một ngày trước khi sự kiện mang tính biểu tượng này diễn ra trên lãnh thổ của khu phi quân sự ở Panmunjom.

Sự kiện này được gọi là lịch sử, nhưng sau đó và cho đến cuộc họp bí mật vào ngày 4/10 (trước cuộc đàm phán chính thức), các cuộc đàm phán giữa các quốc gia đã không được nối lại. Triều Tiên tiếp tục tiến hành các vụ thử tên lửa, và ngay cả trước khi phái đoàn lên đường đàm phán, tên lửa đạn đạo mới nhất đã được phóng vào ngày 2/10.

Mặc dù các chuyên gia tin rằng Bình Nhưỡng đã không vi phạm các thỏa thuận với Mỹ liên quan đến lệnh cấm thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng và Triều Tiên đang thử các tên lửa tầm trung không thể tới Mỹ. Và trong một động thái mới nhất, ông Donald Trump đã sa thải cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, người tin rằng Triều Tiên sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân. Các chuyên gia bày tỏ quan điểm việc từ chức của ông Bolton đã thúc đẩy sự khởi đầu của một giai đoạn đàm phán mới, tuy nhiên, điều đó đã giúp ích rất ít.

Người đứng đầu phái đoàn Bắc Triều Tiên tuyên bố chấm dứt các cuộc thảo luận giữa hai nước cho đến cuối năm 2019 và khuyên phía Mỹ xem xét lại quan điểm của họ - bây giờ Washington có trách nhiệm tiếp tục đối thoại. Đại sứ đặc biệt Kim Myong Gil nói: “Chúng tôi thất vọng vì Mỹ không đưa bất cứ điều gì lên bàn đàm phán”.

Theo các nhà phân tích, nếu ông Donald Trump coi đàm phán hạt nhân Triều Tiên là màn PR cho chiến dịch tranh cử Tổng thống sắp tới thì một kết quả cụ thể của tiến trình đàm phán sẽ nhận được vào cuối năm nay.

Theo TH

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.