Học viện Quản lý giáo dục trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ cho gần 100 học viên

GD&TĐ - Gần 100 học viên đã được Học viện Quản lý giáo dục trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ – sáng 2/7.

PGS.TS Phạm Văn Thuần (ngoài cùng bên phải) và PGS.TS Trần Hữu Hoan - Phó Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục trao bằng tiến sĩ, tặng hoa chúc mừng học viên.
PGS.TS Phạm Văn Thuần (ngoài cùng bên phải) và PGS.TS Trần Hữu Hoan - Phó Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục trao bằng tiến sĩ, tặng hoa chúc mừng học viên.

Trong đó, có 93 tân thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng, Công nghệ thông tin và Quản lý giáo dục; 4 tân tiến sĩ trong lĩnh vực Quản lý giáo dục.

Gửi lời chúc mừng đến các tân thạc sĩ, tiến sĩ, PGS.TS Phạm Văn Thuần - Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục mong muốn, tới đây các học viên có thể cộng tác với Học viện, để cùng với cán bộ, giảng viên huấn luyện các khóa học tiếp theo.

“Hy vọng các tân tiến sĩ, thạc sĩ sẽ phát huy thành tích trong học tập, vận dụng kiến thức vào công việc, để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo nói riêng và phát triển kinh tế, xã hội nói chung” - PGS.TS Phạm Văn Thuần nhắn gửi và bày tỏ sẵn sàng đón nhận các tân thạc sĩ đến học tập, làm nghiên cứu sinh tại Học viện Quản lý giáo dục.

Hocvienquanlygiaoduc (4).JPG
PGS.TS Phạm Văn Thuần phát biểu tại buổi lễ.

Học viện đã và đang triển khai đào tạo trình độ đại học với 7 ngành, với quy mô gần 1.500 sinh viên; đào tạo trình độ thạc sĩ với 3 ngành và đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Quản lý giáo dục với hơn 50 nghiên cứu sinh.

Hocvienquanlygiaoduc (2).JPG
Các tân tiến sĩ trong ngày nhận bằng tốt nghiệp.

PGS.TS Phạm Văn Thuần cho hay, song hành với nhiệm vụ đào tạo đại học, sau đại học, Học viện triển khai các chương trình bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục, với gần 20.000 lượt người/năm tham gia bồi dưỡng.

Học viện Quản lý giáo dục triển khai hiệu quả các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Chương trình đào tạo sau đại học, cũng như chương trình chi tiết học phần, chuyên đề, tài liệu giảng dạy được bổ sung, cập nhật định kỳ.

Hocvienquanlygiaoduc (3).JPG
Các tân thạc sĩ trong ngày nhận bằng tốt nghiệp.

Thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT về việc xây dựng chuẩn đầu ra và hoàn thiện chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra, Học viện đã định kỳ cập nhật, hoàn thiện chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra.

Hầu hết học viên, nghiên cứu sinh là nhà giáo đương chức, nên khoá học được tổ chức theo quy trình mềm dẻo. Việc kiểm tra – đánh giá kết quả đào tạo được thực hiện nghiêm túc, tuân thủ nghiêm ngặt mục tiêu của từng môn học và đạt chất lượng.

Luận văn, luận án cũng tổ chức thực hiện theo một quy trình chặt chẽ từ khâu chọn đề tài, thông qua đề cương, phân công giảng viên hướng dẫn, chuẩn bị kỹ lưỡng bảo vệ trước Hội đồng.

Hocvienquanlygiaoduc (1).JPG
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Học viện Quản lý giáo dục trao bằng thạc sĩ cho các học viên.

Tính đến thời điểm này, có khoảng 99% học viên thạc sĩ đạt loại tốt từ 8,5 điểm trở lên và luận án của hơn 60 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học viện.

“Kết quả đáng khích lệ này là minh chứng cho sự lựa chọn đúng đắn mô hình quản lý đào tạo chuyên nghiệp, tiên tiến; trong đó văn hoá chất lượng là sợi dây kết nối toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh thành khối thống nhất để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao” - PGS.TS Phạm Văn Thuần nhấn mạnh.

Hocvienquanlygiaoduc (5).JPG
Nhân dịp này, nhiều học viên được nhận Giấy khen của Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục.

Tính đến năm học 2023-2024, Học viện Quản lý giáo dục đã và đang triển khai 27 khoá đào tạo Thạc sĩ ngành quản lý giáo dục, 10 khóa đào tạo thạc sĩ ngành Tâm lý học lâm sàng, 7 khóa công nghệ thông tin với tổng số hơn 2.000 học viên cao học đã tốt nghiệp ra trường; 18 khoá đào tạo tiến sĩ với hơn 60 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án và nhận bằng tiến sĩ ngành quản lý giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vua chúa Việt ăn Tết thế nào?

Vua chúa Việt ăn Tết thế nào?

GD&TĐ - Độc giả tò mò muốn biết thời xưa, vua chúa nước Việt ăn, chơi Tết thế nào có thể tìm hiểu trong cuốn “Tết chốn vàng son” của tác giả Lê Tiên Long.

Vnedu tra cứu điểm học sinhDịch vụ viết assignment thuê uy tín