Học viện Quản lý giáo dục không thực hiện xét tuyển sớm

GD&TĐ - Từ năm 2023, Học viện Quản lý giáo dục không thực hiện xét tuyển sớm. Phương án này tiếp tục được duy trì trong năm 2024.

ThS Trương Vĩnh Bình tư vấn tuyển sinh cho học sinh lớp 12 Trường THPT Tô Hiến Thành (Thanh Hóa).
ThS Trương Vĩnh Bình tư vấn tuyển sinh cho học sinh lớp 12 Trường THPT Tô Hiến Thành (Thanh Hóa).

Năm 2024, Bộ GD&ĐT đưa ra danh mục 20 phương thức xét tuyển. ThS Trương Vĩnh Bình – cán bộ làm công tác truyền thông tuyển sinh, Trung tâm Công nghệ thông tin và Thư viện (Học viện Quản lý giáo dục) nhận thấy, các cơ sở giáo dục đại học đã cân nhắc nhiều hơn khi lựa chọn phương thức tuyển sinh.

Theo đó, các trường đã chủ động loại bỏ một số phương thức xét tuyển không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Từ năm 2023, Học viện Quản lý giáo dục đã không thực hiện xét tuyển sớm, ThS Trương Vĩnh Bình thông tin. Thực tế, phương thức này không đem lại hiệu quả trong công tác tuyển sinh Học viện. Cụ thể tỷ lệ thí sinh trúng tuyển nhập học rất thấp, chưa kể đến có thể gây nhầm lẫn cho thí sinh và phức tạp hơn trong công tác tuyển sinh với Học viện.

Năm 2024, Học viện Quản lý giáo dục tuyển sinh theo phương thức: xét tuyển theo kết quả thi THPT và theo học bạ THPT. Ngoài ra, Học viện thực hiện xét tuyển thẳng tất cả các ngành đối với các thí sinh đảm bảo các quy định của Bộ GD&ĐT.

ThS Trương Vĩnh Bình cho hay, tỷ lệ phân bổ chỉ tiêu theo các phương thức cũng có thay đổi. Học viện dành chỉ tiêu nhiều hơn cho các thí sinh xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT. Điều này cũng không ảnh hưởng tới cơ hội trúng tuyển của các thí sinh khi đăng ký xét tuyển vào Học viện.

Xét tuyển vào Học viện, thí sinh chỉ cần đăng ký vào các ngành: Quản lý giáo dục, Tâm lý học giáo dục, Kinh tế, Ngôn ngữ Anh, Quản trị văn phòng. Thực tế, điểm chuẩn trúng tuyển các ngành của Học viện không có chênh lệch nhiều. Năm 2023, điểm chuẩn giữa các ngành gần như bằng nhau.

“Thí sinh sắp xếp, ưu tiên ngành yêu thích nhất lên trên” - ThS Trương Vĩnh Bình tư vấn và cho biết, từ năm 2025, Học viện tiếp tục thống kê kết quả học tập của sinh viên, phân tích, đối sánh với điểm xét tuyển đầu vào. Trên cơ sở đó, quyết định loại bỏ phương thức xét tuyển hoặc tổ hợp xét tuyển không phù hợp.

Các cán bộ, giảng viên của Học viện Quản lý giáo dục tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho thí sinh.

Các cán bộ, giảng viên của Học viện Quản lý giáo dục tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho thí sinh.

Cũng theo ThS.Trương Vĩnh Bình, phương thức tuyển sinh năm 2024 của Học viện Quản lý giáo dục như sau:

Xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo các tổ hợp môn xét tuyển theo từng ngành, không có chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp xét tuyển. Xét tuyển trên nguyên tắc từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.

Xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT (Xét Học bạ). Thí sinh sử dụng điểm học tập THPT để xét tuyển vào Học viện Quản lý giáo dục cụ thể như sau: Điểm xét tuyển Học bạ = Điểm trung bình Học kỳ 1 năm lớp 11 + Điểm trung bình Học kỳ 2 lớp 11 + Điểm trung bình Học kỳ 1 lớp 12 + Điểm ưu tiên

Thí sinh thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển (không giới hạn số lần) trong thời gian từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024 trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT.

Khi đăng ký xét tuyển, thí sinh chỉ cần lựa chọn ngành đăng ký xét tuyển, Học viện sẽ thực hiện xét tuyển vào ngành mà thí sinh đăng ký với tất cả các phương thức. Với thí sinh tự do, phải thực hiện đăng ký để được cấp tài khoản sử dụng cho việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống, thời gian từ ngày 1/7 đến 17h00 ngày 20/7.

Các thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2023 trở về trước, cần nộp bản photo công chứng học bạ và phiếu thông tin xét tuyển (có mẫu kèm theo) về Học viện Quản lý giáo dục trước 17h00 ngày 20/7/2024 bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Chỉ tiêu dự kiến các ngành của Học viện Quản lý giáo dục đã công bố như sau:

Theo ThS Trương Vĩnh Bình, công tác tuyển sinh đại học có nhiều thay đổi tốt hơn, ngày càng minh bạch, thuận lợi và công bằng. Từ năm 2015 đến nay, những đổi mới trong công tác tuyển sinh đã đem đến nhiều cơ hội cho thí sinh, cũng như các cơ sở đào tạo. Theo đó, cơ sở đào tạo được quyền tự chủ nhiều hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học – THCS xã Đăk Ui thăm nom, tặng quà cho cựu chiến binh A Danh. Ảnh: NTCC

Chung tay xoa dịu những nỗi đau

GD&TĐ - Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ nhưng vẫn còn những bà mẹ, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ… cần được giúp đỡ, hỗ trợ.

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...